Mô tả
“Truyện hiệp sĩ Đơ Griơ và nàng Manông Lexco ra mắt lần đầu vào năm 1731 ở Hà Lan với tư cách là phụ lục của tập VII bộ Ký sự của một trang quý tộc. Ở Pháp, kiệt tác này không được đánh giá cao ngay từ đầu, thành ra mãi đến năm 1733 mới được ấn hành.
Hình tượng Manông thì thật khó tìm một điển hình văn học nào sánh ngang về sự hoàn mỹ trong văn chương thế giới xưa nay. Nhà văn đã ký thác nơi cô gái đầu óc trống rỗng, tâm hồn chai sạn, tầm mắt hạn hẹp và đạo đức đốn mạt ấy một vẻ quyến rũ mãnh liệt đến mức khiến ta suýt quên đi những thói hư tật xấu của nàng và sẵn sàng hâm mộ nàng cũng chẳng kém gì đích thân hiệp sĩ Đơ Griơ. Arsen Usse đã nhận xét rất đúng rằng dù nhân tình của Manông có đông đến bao nhiêu đi chăng nữa, con số đó vẫn chẳng thấm tháp vào đâu so với đám người ngưỡng mộ cô nữ nhân vật mà linh mục Prévost đã dắt đến bên chân nàng.
Một chứng cứ, thoạt nhìn rất nhỏ nhặt nhưng đầy sức thuyết phục về sức hấp dẫn của hình tượng Manông: ngay từ đầu thế kỷ trước, các nhà kinh doanh sách đã tùy tiện “đổi” lại nhan đề tập sách từ Truyện chàng hiệp sĩ Đơ Griơ và nàng Manông Lexco thành Truyện nàng Manông Lexco và hiệp sĩ Đơ Griơ; ít lâu sau, chỉ còn vẻn vẹn ba chữ: Nàng Manông Lexco”