Đại Dương Biển – Alessandro Baricco

120.000 

  • Tác giả: Alessandro Baricco
  • Người dịch: Hoàng Mai Anh
  • Nhà xuất bản: Nxb Văn Hóa Sài Gòn
  • Nhà phát hành: Nhã Nam
  • Mã Sản phẩm: 8936024912734
  • Khối lượng: 380.00 gam
  • Định dạng: Bìa mềm
  • Kích thước: 13 x 20.5 cm
  • Ngày phát hành: 03/2009
  • Số trang: 316

còn 1 hàng

Mô tả

Đại dương biển là bức tranh ghép từ các mảnh cuộc đời của những vị khách kỳ lạ tại quán trọ Almayer bên bờ biển: một họa sĩ vẽ biển bằng nước biển, một phụ nữ đẹp tìm cách quên người tình, một giáo sư với cái họ kỳ cục đi săn lùng các giới hạn trong tự nhiên, một cô gái trẻ không muốn chết, một cha xứ vui tính, một người đàn ông cùng lòng hận thù. Và trong căn phòng cuối cùng, căn phòng thứ bảy: một người đàn ông bí ẩn và những đứa trẻ kỳ lạ. Tất cả đều đang tìm kiếm, và tại đây, trước biển, họ tìm thấy chính số phận mình, thấy con đường dành riêng cho mình. Xuyên suốt câu chuyện hình ảnh biển lúc nào cũng hiện hữu, biển vừa dịu dàng vừa dữ dội, vừa hiền hòa vừa đáng sợ, và cất giấu trong lòng mình một sự thật – một sự thật không giành cho con người.

dai duong bien alessandro baricco

Sau Lụa, Đại dương biển một lần nữa khẳng định tài năng đặc biệt của Alessandro Baricco. Một chút hồi hộp, một chút phiêu lưu, vài giọt triết lý, hài hước và chất thơ được pha chế tinh tế, khéo léo đã tạo nên một kiệt tác.

1. Dấu hiệu của những kiệt tác là người ta không thể thêm gì vào đó cũng chẳng thể bớt đi dù chỉ một từ. Đại dương biển là như thế. (Le Point)

2. Baricco thôi miên chúng ta bằng một ngôn ngữ kỳ lạ… Đại dương biển lãng mạn và rất trữ tình. (The New York Times)

3. Một cây bút đáng để đọc và ngợi ca bởi sự duyên dáng và thú vị tuyệt vời (The Washington Times)

4. Baricco khiến chúng ta nghĩ đến Kafka, đến Céline, Perec, Palazzeschi và có lẽ cả Calvino, nhưng cuối cùng ông vẫn cứ là chính mình, duy nhất, một bậc thầy kết nối và phối hợp. (L’Unità)

5. Các nhân vật trong Đại dương biển thật kỳ lạ, mỗi người được Baricco trao gửi một điều bí mật. (L’Espresso)

6. “Đại dương” không phải một từ thừa, danh từ ấy được dùng như một tính từ bởi “biển” quá khiêm tốn để diễn đạt đủ cái mênh mông của biển ấy, một biển biển hơn chính bản thân nó. (Libération)

7. Một cuốn tiểu thuyết để nghiền ngẫm từng dòng một. (Il Giorno)

8. Hấp dẫn, sâu sắc và hài hước sắc sảo. (The Observer)