Người tình của Brecht – Jacques-Pierre Amette

70.000 

Sách đạt giải Goncourt 2003

  • Dịch giả: Song Kha
  •  Nhà xuất bản: Văn học
  • Số trang: 270
  • Kích thước: 12 x 20 cm
  • Ngày phát hành: 10-10-2010

Hết hàng

Mô tả

Người tình của Brecht – Jacques-Pierre Amette
Tại Đông-Berlin thời hậu chiến đã diễn ra cuộc gặp gỡ giữa  Bertolt Brecht- nhà viết kịch lưu vong trở về với một nữ diễn viên trẻ tuổi-nhân viên mật vụ Đức Maria Eich. Brecht đã trở về, hoành tráng với đoàn kịch của ông, nhưng lại bị nghi ngờ, cả ý tưởng lẫn con người, đến hành động. Để nắm chắc, giám sát ông không rời nửa bước, viên mật vụ Hans Trow đã dùng đến thân thể của Maria Eich, một cô đào trẻ, bí ẩn và giỏi diễn. Vậy là nàng trở thành người tình của Brecht. Sau những khóc cười của nghề diễn, sau niềm ngưỡng vọng và cả sự vô cảm giành cho Brecht, sau tình yêu không thành với Hans Trow, Mria Eich trở về sống và dạy học ở một vùng  quê yên tĩnh, đôi khi nhớ lại quá khứ như một hư ảnh xa xôi và  ngày ngày cảm nhận sự thanh thản của cuộc sống mới.
Với văn phong trầm tĩnh, giàu suy nghiệm và đầy chất thơ, “Người tình của Brecht”  thực sự là bức chân dung lôi cuốn về hai con người bị kìm hãm trong bối cảnh nghẹt thở của cuộc Chiến tranh lạnh.

nguoi tinh cua brecht jacques pierre amette


Nhận định
   Một trong những đặc điểm của lối viết hiện đại đó là chối từ sự lên gân của cảm xúc, sự bùng nổ (đôi khi không thật cần thiết) của ngôn từ, sự cường điệu khi xây dựng hình ảnh. Điều đó khiến người đọc bấy lâu quen được ru vỗ trong những tác phẩm du dương cảm thấy hụt hẫng. Nhưng đó cũng chính là lối viết  mà cuộc sống hiện đại kiếm tìm, lối viết chân thực, trong sáng, tinh tế, ít biểu cảm, đôi lúc gần đạt tới độ vô sắc. “Người tình của Brecht” là tác phẩm tiêu biểu cho lối viết ấy. Đọc những trang văn của J.- Amette, người đọc nhận thấy, đây chính là những gì đã được tác giả chưng cất từ cuộc sống, một cuộc sống đầy rẫy những biến động, dễ khiến người ta liên tưởng đến những điều ly kỳ, nhưng thực chất trong thẳm sâu của nó vẫn là dòng chảy giản đơn, vẫn là những câu chuyện muôn đời: con người giữa vòng xoáy của lịch sử, khát vọng hạnh phúc và cuộc truy tầm tuyệt vọng, cảm giác thanh thản sau những biến động đã qua.  J.-Amette, khôn ngoan và thành công, khi chọn lối viết này, để câu chuyện hiện lên như những gì nó vốn thế, nên thế, và bức tranh thiên nhiên, tâm trạng giữ nguyên được chất thơ và sắc màu tự nhiên nhất.
  “Khi tiểu thuyết đùa với lịch sử, khi hư cấu trộn lẫn với hiện thực, để có thể làm những gì mình muốn. Đó là trường hợp của “Người tình của Brecht”, cuốn sách mô tả cuộc sống trong cái nước Đức quỳ gối, bị tàn phá, hư hại…Chẳng quan trọng gì việc câu chuyện có thực hay bịa, bởi nó đã được viết ra. Và viết một cách tuyệt diệu, không ép-phê, không thêm thắt không day dứt, cũng chẳng thống thiết. Chỉ với đúng các từ và các từ đúng, theo kiểu Brecht. Vậy là cái thế giới lịch sử, nghệ thuật đã sống dậy dưới ngòi bút chạm khắc của Jacques-Pierre Amette. Một kỹ nghệ tiểu thuyểt, được đền bù bằng giải Goncourt “
– Céline Daner, Amazone.Fr
 “Ban giám khảo giải Goncourt đã vội vã công bố giải trước hai tuần vì họ không muốn mạo hiểm trong dịp kỷ niệm 100 năm một trong những giải thưởng văn học lâu đời và danh giá nhất thế giới này, bởi cuốn “Người tình của Brecht” rất dễ bị các giải đối thủ khác lựa chọn”
– The Guardian
  ” Tác phẩm chín muồi của một tác giả danh tiếng đã viết cả thảy khoảng một trăm tiểu thuyết, truyện và kịch, “Người tình của Brecht” của Jacques-Pierre Amette thật sự tuyệt vời như mong muốn của Edmond de Goncourt, “một tập tưởng tượng bằng văn xuôi”
– Radio France
  “Trong một bài viết báo trước quyết định của ban giám khảo giải Goncourt, ngày J.Savigneau đã nhấn mạnh rằng, với sự tinh tế của mình, J.-Amette đã rọi sáng toàn bộ hệ thống máy móc của chủ nghĩa quyền lực.”
– SDM
  “Một cuốn tiểu thuyết về những năm cuối cùng của Bertolt Brecht, người biết mình sắp chết và chỉ sống bằng những ảo tưởng về nhân loại cùng chế độ bảo hộ với mình.”
 Alapage.com