Mô tả
Gánh hàng hoa – Khái Hưng, Nhất Linh (Việt Nam Danh Tác)
Gánh hàng hoa là một tác phẩm văn học lãng mạn giai đoạn 1930 – 1945, thế kỷ XX của Việt Nam của tác giả Nhất Linh – Khái Hưng.
Nhất Linh – Khái Hưng là hai trong số những cây bút mà mỗi sáng tác ra đời không chỉ được bạn đọc và các nhà phê bình cùng thời gian quan tâm, mà còn nhận được sự quan tâm của bạn đọc và giới phê bình nhiều thế hệ. Số bài viết về Nhất Linh – Khái Hưng và các sáng tác của hai ông được đăng trên các báo : Sông Hương, Thời thế, Ngày nay, Phụ nữ tân văn…
Gánh hàng hoa là tác phẩm miêu tả cuộc sống của tầng lớp trí thức nghèo tại Hà Nội trong những năm 30 của thế kỷ XIX. Chàng thư sinh tên Minh có vợ là Liên – một cô gái xinh đẹp, duyên dáng, người làng Ngọc Hà, làm nghề trồng hoa và bán hoa. Cuộc sống vợ chồng tuy vất vả nhưng vui vẻ và hạnh phúc. Vợ Minh, là bạn của anh từ thuở nhỏ, vô cùng yêu chồng, hết lòng kiếm tiền nuôi chồng ăn học để mong chồng đỗ đạt. Nhưng rồi Minh vì tính đa nghi ghen tuông lại nghĩ sai về tình cảm tốt đẹp của vợ với người bạn học mình là Văn. Từ sau cuộc nhậu ở nhà Văn, Minh ngã bị thương vào mắt và tạm thời không thấy ánh sáng trong một khoảng thời gian, anh sinh ra tiêu cực, chán nản, càng đa nghi. Tuy vậy, chính Minh sau khi khỏi mắt cũng bị sắc đẹp của người con gái khác làm cho xao lòng, bỏ nhà ra đi…
Có thể nói Gánh hàng hoa là một bài thơ tuyệt đẹp về tình yêu, tình bạn, tình người. Một bài thơ… Vì khung cảnh của cuốn tiểu thuyết là một nơi nên thơ bậc nhất của Hà Nội: Làng hoa, trại hoa. Những khu vườn xinh xắn “trăm hồng ngàn tía đua tươi, muôn hương ngào ngạt” này đã gợi cảm hứng cho hơn một nhà thơ nhà văn.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.