Núi thần tập 1 – Thomas Mann (Nobel Văn chương 1929)

250.000 

Hết hàng

Mô tả

[giaban]Hết hàng[/giaban]
[masp]sachhiem031[/masp]
[mota]
Nhà phát hành: Nhà xuất bản Trẻ
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Trẻ
Tác giả: Thomas Mann
Loại bìa: Bìa gập 
Số trang: 670
Năm xuất bản: 2013
Kèm bookmark[/mota]
[chitiet]
Núi thần – một tác phẩm do Thomas Mann chấp bút, sẽ mang tới cho người đọc cái nhìn toàn cảnh và sâu sát về xã hội tư sản châu Âu đầu thế kỷ 20. Ở đó có tư tưởng cấp tiến, tình yêu, nhưng cũng có sự đồi truỵ, suy thoái của chủ nghĩa tư bản. Ở đó con người không chỉ biết đến những thứ bệnh của thể xác mà còn hiểu có sự tồn tại của những thứ bệnh tật trong tâm hồn, khi chủ nghĩa tư bản đang trong giai đoạn thoái trào.


nui than nobel van chuong

Cánh Cửa Mở Rộng – Núi Thần

Nếu như Buddenbrooks là ngôi sao tỏa sáng trong sự nghiệp của Thomas Mann, hay Chết ở Venice là một cuốn tiểu thuyết ngắn nhưng vô cùng hoàn hảo của ông, thì Núi thần lại là kiệt tác thể hiện những tư tưởng lớn lao của nhà văn cũng như những đối lập trong nền văn hóa châu Âu. Lấy bối cảnh là một viện điều dưỡng trên vùng núi cao ở Thụy Sĩ trong những năm trước Thế chiến thứ nhất, Núi thần là bản tổng hòa của một tác phẩm kinh điển trường phái hiện đại, một bildungsroman (tiểu thuyết triết lý) truyền thống, màn kịch đầy đủ những tính cách, và bức tranh về giới tư sản châu Âu đầu thế kỷ 20. Người ta có thể thấy trong Núi thần tư tưởng của chủ nghĩa nhân văn và những tư tưởng cấp tiến, tình yêu và trách nhiệm. Núi thần còn là cuốn tiểu thuyết về bệnh tật, không chỉ là bệnh tật trong cơ thể mà còn là bệnh tật trong tâm hồn. Và nơi bệnh tật ngự trị cũng là triệu chứng của sự suy thoái của chủ nghĩa tư bản và giới tư sản Âu châu. Ở một cấp độ cao hơn, Núi thần cũng đặt ra câu hỏi về bản chất của thời gian, thời gian là phương tiện và được phản ánh qua trải nghiệm của nhân vật chính, chàng kỹ sư trẻ tuổi Hans Castorp.[/chitiet]

Thông tin bổ sung

Thể loại sách

Sách

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Núi thần tập 1 – Thomas Mann (Nobel Văn chương 1929)”