Mô tả
Chú Bồ Nông Ở Sa-Mác-Can
“Buổi sáng, trời thành phố bảng lảng sương thu, đấy chính là đêm qua sông Hồng nằm ngủ, thở hơi nước lên đọng thành làn sương mỏng đấy. Một dây mướp bị ai gạt ngã ngửa ra cuối giàn, hôm sau đã thấy ngọn mướp thò râu, bíu vào cành tre, hướng về phía nách tường sáng – cái dây mướp cũng biết thích ánh sáng cửa sổ…”
Truyện “Chú Bồ Nông Ở Sa-Mác-Can” xuất phát từ dịp nhà văn đến một vùng ở Trung Á vào mùa xuân. “Cái cảm tưởng mùa xuân theo chân qua trên nửa trái đất, lạ lùng xiết bao. Tôi gặp nhiều nước ngoài. Các bạn ấy, ai cũng thiết tha hỏi mọi điều về Việt Nam… Trên triền núi Cô-ca hay dọc sông Ku-ra, người các dân tộc ở U-dơ-bê-ki-xtăng, ở Gru-di-a, đâu đâu cũng nói về những sự tích chống Mỹ của Việt Nam. Tôi thèm viết một chút gì biểu hiện tinh thần đoàn kết hữu nghị lớn lao ấy cho các bạn nhỏ đọc” – nhà văn chia sẻ.
Lý giải về sức hấp dẫn của tác phẩm, nhà văn lão thành chia sẻ: “Tư tưởng và vốn sống mạnh mẽ, phong phú hay là tư tưởng và vốn sống yếu đuối, hời hợt quyết định cái hay hay dở của chữ nghĩa, của truyện, của nhân vật, của chủ đề cùng với những “bí quyết” sáng tạo.”
Nhận định: “Hãy quan sát thế giới nghệ thuật của ông: Toàn những nhân vật quen thuộc sinh sống quanh ta. Người cũng vậy, con vật cũng thế: con chó, con mèo, con gà, con vịt, con chuột, con kiến, con dế, con cóc, con nhái… ai mà chẳng thấy trong nhà, trong sân, trong vườn. Vậy mà con mắt tinh quái của Tô Hoài đã phát hiện ra biao nhiêu chuyện ngộ nghĩnh lạ lùng” – Nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.