Mô tả
Hoa cúc xanh là truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Karel Capek, người được vinh danh như là một “biểu tượng của Czech” với tám lần liên tiếp được đề cử giải Nobel văn học cho những tác phẩm đã chạm đến nhiều vấn đề bất ổn của xã hội. Đọc truyện ngắn này từ ánh sáng lí thuyết của M. Foucault, chúng ta sẽ thấy được “điên” trong tác phẩm cũng chỉ là một diễn ngôn và cần phải chất vấn. Thế nào là điên? Điên có thực sự có hại, nguy hiểm và đáng khinh không? Trong cuộc sống này, có khi nào con người cần đến điên?
Trở lại với Karel Capek, truyện ngắn của ông viết về hoa cúc xanh – một loài hoa đẹp và quý hiếm mọc khuất sau đường tàu, trong khu đất cấm. Vì hai chữ “cấm đi” ở chiếc biển thông báo mà từ ông già Fullinus, ngài công tước Lichtenbersky, người làm vườn, cậu giúp việc Vencl, thậm chí cả những viên cảnh sát, đám dân phòng, các trưởng thôn, học sinh và giáo viên, cho đến cả đám mọi Tsigan… đã lùng sục từng mảnh đất mà vẫn không tìm thấy hoa cúc xanh. Ấy vậy mà Klara – một con bé câm điếc, điên điên thì hàng ngày vẫn ôm đến một bó hoa cúc xanh tươi mới, tuyệt đẹp. Ông già Fullinus vì tìm mãi không được hoa lại bị ngài công tước chửi là kẻ dở người, kẻ điên nên đã tức tối ra ga tàu để rời bỏ Lubenec. Đúng lúc ông ta “bật khóc vì không tìm thấy hoa cúc xanh” thì cái màu xanh ấy xuất hiện và ông đã băng qua biển cấm đường tàu để có được nó. Câu chuyện chỉ giản dị như thế nhưng nó gợi cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.