Trọn bộ Bao Công kỳ án 2 tập

135.000 

còn 1 hàng

Mô tả

Trọn bộ Bao Công kỳ án 2 tập Bao Chửng nguyên quán Hợp Phì, Lư Châu (nay là thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc).

Cha ông là Bao Nghi, từng giữ chức đại phu trong triều. Sau khi qua đời, Bao Nghi được phong Hình bộ Thị lang. Lúc còn bé, Bao Chửng đã nổi tiếng là đứa con hiếu thảo, đôn hậu, sống mực thước. Năm 1027, ông thi đậu tiến sĩ, được cử đến nhậm chức Tri huyện Kiến Xương (nay thuộc tỉnh Giang Tây), nhưng vì song thân già yếu, ông không thể làm quan xa nên xin khoan nhận việc, để ở nhà chăm sóc cho cha mẹ.

Sau khi cha mẹ qua đời, Bao Chửng đi nhậm chức Tri huyện Thiên Trường (nay thuộc tỉnh An Huy), sau đó là Tri châu Đoan Châu[4] (nay thuộc Thành phố Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông).

Nghe tiếng Bao Công tận tụy và thanh liêm, nhà vua cho triệu ông về kinh giao cho chức Trung thừa, rồi lần lượt thăng các chức Giám sát ngự sử, Trực học sĩ Long đồ các, Tam tư Hộ bộ Phó sử, đến Thiên Chương các Đãi chế (nên người đời sau còn gọi ông là Bao Đãi chế).

Năm 1050, vì đàn hặc quốc trượng Trương Nghiêu Tá làm phật lòng hoàng đế Nhân Tông, ông bị thuyên chuyển đến Hà Bắc làm Nhậm đốc chuyển vận sứ. Bốn năm sau, ông mới được triệu về kinh nhậm chức Phủ doãn phủ Khai Phong. Đây là chức vị rất quan trọng, tương đương thị trưởng Bắc Kinh ngày nay, lo việc trị an kinh thành.

Lúc ở phủ Khai Phong, Bao Công thường ngồi hướng Nam để tỏ lòng tôn kính hoàng đế, nhưng khi thăng đường ông lại ngồi theo hướng Bắc, do vậy trong các phim về Bao Công có câu “Bao Công đồ đảo tọa Nam nha Khai Phong phủ”. Bao Công làm quan phủ doãn phủ Khai Phong chỉ trong vòng 1 năm. Thời gian còn lại, ông được thăng chức Thừa tướng, Ngự sử đài. Chức vụ cao nhất mà Bao Công đảm nhận ở cuối đời là Khu mật Phó sứ, tương đương với chức Phó Tể tướng.

Thống kê ghi lại, những người bị Bao Chửng trừng trị không dưới 30 người là đối tượng quyền quý, hoàng thân quốc thích trong xã hội đương thời. Thậm chí ngay cả quốc trượng Trương Nghiêu Tá – cha đẻ của Trương quý phi được vua Nhân Tông sủng ái cũng bị Bao Chửng đàn hặc mà mất chức. Nhà văn đời Tống Âu Dương Tu đã dành cho Bao Chửng những lời bình luận: “Thuở nhỏ hiếu thuận, tiếng thơm khắp xóm làng, cuối đời chính trực, lưu danh khắp triều đình”.

Trong 27 năm làm quan, vị trí công việc rất đa dạng: làm Tri huyện Thiên Trường; Tri phủ Đoan Châu, Doanh Châu, Dương Châu, Lư Châu, Triệu Châu; Tri phủ Giang Ninh rồi Khai Phong phủ doãn , nắm giữ toàn bộ việc hình pháp, trị an trong kinh thành. Bao Công nhận mệnh đi sứ Khiết Đan, rồi về kinh làm Lễ bộ Thị lang, Tam ti Hộ bộ… Trước sau gánh vác công việc ở các bộ Công, Hình, Binh, Lễ. Chức vụ lớn nhất của Bao Công trước khi qua đời là Khu mật Phó sứ, tương đương phó tể tướng. Sau ông được phong hàm Thiên Chương các đãi chế, Long Đồ các trực học sĩ, Khu mật trực học sĩ.

Năm 1062, ông lâm bệnh mất ở nơi làm việc, hưởng thọ 63 tuổi, điều đáng nói ở đây, là thời gian từ lúc lâm bệnh cho đến khi mất chỉ có 13 ngày, nên người ta nghi ngờ rằng ông mất một phần do thuốc của hoàng đế ban cho, do lúc sinh thời Bao Chửng từng xử những vụ án vạch mặt bọn thái y, nên bị bọn chúng căm ghét (từ lúc uống thuốc đến khi phát bệnh mất chỉ là 9 ngày).

Sau này, các nhà khoa học thuộc Phòng Nghiên cứu năng lượng vật lý cao Học viện Khoa học Trung Quốc đã phối hợp với Viện Bảo tàng tỉnh An Huy tiến hành xét nghiệm những mảnh xương của Bao Công. Kết quả cho thấy: Hàm lượng các nguyên tố thủy ngân, sắt và calci trong xương Bao Công cao hơn nhiều so với xương của người hiện đại, trong khi đó hàm lượng chì và arsen (thạch tín) lại thấp hơn người thường.

Ngày xưa, độc dược được sử dụng chủ yếu là tì sương (thạch tín) và chu sa (thủy ngân), chúng có độc tính cực mạnh. Kết quả này sơ bộ loại trừ khả năng Bao Công bị trúng độc cấp tính do uống phải thuốc có chứa thạch tín.[5]

Bao Chửng cả đời thanh liêm, ông rất căm ghét tham quan ô lại, trong thiên “Gia huấn” ông viết: “Đời sau con cháu làm quan, kẻ nào tham nhũng, không được trở về nhà, chết đi không được chôn cất cùng chỗ với tổ tiên. Nếu không làm theo tâm ý của ta, thì không phải con cháu dòng dõi của ta”. Hai câu này được ông dặn con trai là Bao Củng khắc lên bia đá dựng ở bức tường phía đông căn nhà để răn dạy con cháu đời sau.

Hoàng đế Tống Nhân Tông đích thân làm chủ lễ truy điệu, phong cho Bao Công là Lễ bộ Thượng thư, ban cho thụy hiệu “Hiếu Túc”, có nghĩa là hiếu đạo và thiết diện vô tư và còn phái một đoàn ngự lâm quân hộ tống linh cữu ông về mai táng ở quê nhà ông. Tư Mã Quang – thừa tướng triều Tống – nhận xét: “Thời Tống Nhân Tông có Bao Chửng nổi tiếng về công bình chính trực”.

Theo “Lưỡng triều quốc sử” biên soạn vào đời Tống, phần “Bao Chửng truyện” viết: “Chửng tính không a dua bè phái, chưa từng sửa nét mặt để làm vừa lòng người khác. Bình sinh không chút riêng tư, dù bà con thân thuộc cũng không gặp mặt. Y phục, đồ dùng, ăn uống lúc hiển quý vẫn như lúc áo vải”. Khu mật Phó sứ Ngô Khuê viết trên mộ chí Bao Công: “Triều Tống có bề tôi ngay thẳng, chính trực… danh tiếng vang lừng thiên hạ, dù chốn ngoại di vẫn phục tên ông. Từ đại phu trong triều cho đến kẻ sĩ phương xa đều không gọi ông bằng chức quan mà gọi là Bao Công”[6]

Đặt sách Trọn bộ Bao Công kỳ án 2 tập tại: Giasachonline.com

Chuyên sách, báo, truyện cũ-mới, truyện tranh, tiểu thuyết các loại, ship toàn quốc

LIÊN HỆ:

Facebook: Giá Sách Online

Hotline (24/24): 096 321 0458

Đ/c: Ruby 2-3, Goldmark City 136 Hồ Tùng Mậu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Email: phuongthaoftu96@gmail.com

** Lưu ý cửa hàng chúng tôi bán hàng online, Quý Khách hàng muốn xem sách vui lòng liên hệ trước khi qua

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Trọn bộ Bao Công kỳ án 2 tập”