Mô tả
[giaban]0[/giaban]
[mota]
Nhà phát hành: chưa có
Nhà xuất bản: chưa có
Tác giả: Stephen King
Loại sách: E-book PDF
Năm xuất bản:
Mua sách thật tại link:
[/mota]
[chitiet]
Nhà phát hành: chưa có
Nhà xuất bản: chưa có
Tác giả: Stephen King
Loại sách: E-book PDF
Năm xuất bản:
Mua sách thật tại link:
[/mota]
[chitiet]
Tiểu Sử Nhà Văn Stephen King
Lời Khen Dành Cho Stephen King Và “It”
Phần 1: Bóng Tối Quá Khứ – Chương 1
Phần 1: Bóng Tối Quá Khứ – Chương 2
Phần 1: Bóng Tối Quá Khứ – Chương 3
IT – NÓ
Stephen King
Tiểu Sử Nhà Văn Stephen King
Stephen King (bút danh là Richard Bachman và John Swithen) là nhà văn
người Mỹ thiên về thể loại kinh dị hoặc giả tưởng rất được tán thưởng khắp
thế giới, đặc biệt với mô-típ biến đổi những tình huống căng thẳng bình
thường thành hiện tượng khiếp đảm. Những cốt truyện kinh dị và lối viết đa
dạng của King đã giúp giới phê bình chấp nhận thể loại kinh dị giả tưởng là
một thành phần của nền văn học trong thế kỷ 20. Cuối năm 2006, tổng số
sách ông đã bán có khoảng 350 triệu cuốn.
Sinh năm 1947 tại Portland, Maine, Stephen King viết truyện đầu tay vào
năm lên 7 và bán bản quyển đầu tiên năm 18 tuổi. Ông nhận bằng bằng thạc
sĩ tại Đại Học Maine, Orono vào năm 1970.
Nhiều tác phẩm của King đã được dựng thành phim, như Carrie (1976),
The Shining (1980), Misery (1990), The Shawshank (1994), The Green Mile
(1999)…
Stephen King là người đi tiên phong trong việc xuất bản “sách điện tử” (ebook) trên mạng internet.
Ông đã đoạt nhiều giải thưởng văn học, kể cả giải Hugo cho tác phẩm
Danse Macabre (1980) và Giải thưởng Tưởng niệm O. Henry cho truyện
ngắn The Man in the Black Suit (1994).
Tác phẩm mới nhất của ông là Lisey’s Story, đã đạt mức bán chạy nhất
nhiều tuần liền. Hầu hết tất cả các tác phẩm của ông khi tung ra đều đạt mức
bán chạy nhất, nhưng có người gọi ông chỉ là một kẻ “viết truyện rùng rợn”,
như một cách chê bai thể loại văn học bình dân.
Nguồn: Wikipedia.
IT – NÓ
Stephen King
www.dtv-ebook.com
Lời Khen Dành Cho Stephen King Và “It”
“It will overwhelm you… Characters so real you feel you are reading
about yourself… scenes to be read in a well-lit room only.”
-Los Angeles Times
“Vintage King… a magnum opus of terror… just a glance at the first pages,
and you can’t put this novel aside.”
-St. Louis Post-Dispatch
“A great scary book… a nightmare roller coaster… packed with more chills
than a Frigidaire… ‘It’ turns out to be the monsterdread in us all, the one that
refuses to go away.”
-San Francisco Chronicle
“Chock-full of spooky stuff… a sprawling scarefest that defines King’s
recurring themes and adds a new set of ambitions to the mix.”
-The Philadelphia Inquirer
IT – NÓ
Stephen King
www.dtv-ebook.com
Phần 1: Bóng Tối Quá Khứ – Chương 1
CHƯƠNG 1: SAU TRẬN LŨ (1957)
1 N
ỗi kinh hoàng, thứ mà sẽ không bao giờ chấm dứt trong hai mươi tám
năm tới-mà cho dù nếu nó có chấm dứt-thì nó sẽ cũng bắt đầu lại, theo những
gì tôi biết hay có thể nói, với một con thuyền được làm từ một tờ giấy báo
trôi lênh đênh trên rãnh nước mưa.
Con thuyền trôi lảo đảo, dũng cảm bước qua một vòng xoáy nước vô cùng
nguy hiểm rồi tiếp tục trôi tới đường Witcham hướng về phía cột đèn giao
thông nằm ở ngay ngã tư của đường Jackson và Witcham. Cây đèn tín hiệu
giao thông không hề phát sáng vào buổi chiều ngày hôm đó của mùa thu năm
1957, cũng như những ngôi nhà gần đây. Ta nói suốt cả một tuần liền, trời
mưa rất lớn và không những vậy, hai ngày trước đó, gió thổi ở đây vô cùng
mạnh. Và hầu như cả khu vực Derry đều đã bị mất điện, và cho đến tận bây
giờ, điện vẫn chưa hề lên.
Một cậu bé mặc một chiếc áo mưa màu vàng và mang một đôi boot cao su
chống nước màu đỏ, vui vẻ mon men chạy theo con thuyền bằng giấy của
mình. Cơn mưa tầm tã vẫn chưa hề dứt nhưng cuối cùng cũng đã bớt đi được
một chút. Những giọt mưa rơi tí tách trên chiếc mũ trùm đầu của chiếc áo
mưa, nghe như tiếng mưa rơi trên mái hiên vậy… một âm thanh nghe thật ấm
áp và dễ chịu. Đứa trẻ trong chiếc áo mưa màu vàng đó tên là George
Denbrough. Cậu sáu tuổi. Anh trai của George, tên là William, được rất nhiều
học sinh của trường tiểu học Derry biết tới (và kể cả những giáo viên, những
người không dám dùng biệt danh để gọi cậu ta) với cái tên là Bill Cà Lăm.
Trong lúc George đang mải mê đùa vui với con thuyền của mình thì Bill phải
nằm ở nhà vì bệnh cảm cúm. Vào mùa thu năm 1957, tám tháng trước khi
những điều khủng khiếp bắt đầu và hai mươi tám năm trước khi cuộc chiến
cuối cùng xảy ra, Bill Cà Lăm chỉ mới có mười tuổi thôi.
Bill đã làm ra một con thuyền bằng giấy, cái mà George hiện đang chơi
cùng dưới mưa. Cậu ta ngồi trên giường, tựa lưng vào chiếc gối êm ái và tập
trung xếp thành chiếc thuyền cho George trong lúc mẹ cậu đang chơi bản
nhạc Für Elise của Beethoven trên cây đàn piano trong phòng khách. Còn
ngoài trời thì cứ mưa liên tục, những giọt mưa đó cứ thế rơi lã chã trên cửa sổ
phòng Bill không ngừng nghỉ.
Còn khoảng ba phần tư đường và vài tòa nhà nữa là George tới được ngã
tư và gặp cây đèn giao thông đã chết kia. Hiện giờ, đường Witcham đang bị
chặn và không một chiếc xe nào được phép đi qua. Nằm ngổn ngang trên con
đường đó là những thiết bị dùng để phòng ngừa cây cối chết vì giá rét và bốn
cái thanh chắn màu cam. Và trên mỗi thanh chắn đó có để dòng chữ DERRY
DEPT. OF PUBLIC WORKS. Còn ở ngoài xa kia, nước mưa đã tràn ra khỏi
các rãnh nước bị tắc nghẽn bởi những cành cây khô, đất đá và hàng đống
những chiếc lá vàng đã rụng. Cơn mưa lớn này làm cho đường phố ngập khắp
nơi, nước mưa tràn lên lề đường và gây biết bao nhiêu phiền phức-tất cả
những mớ hỗn độn này xuất hiện vào ngày thứ ba của cơn mưa. Và cho đến
chiều hôm thứ tư, những thứ linh tinh trên con đường đó đều bắt đầu trôi đi
theo dòng nước qua tới ngã tư của đường Jackson và Witcham, y như là
những chiếc bè thu nhỏ trôi lềnh bềnh trên dòng nước hung dữ. Vì thế nên
vào ngay thời điểm đó thì nhiều người ở Derry bắt đầu lấy câu chuyện về con
thuyền của Noah để nói đùa với nhau. Nhưng dù sao đi nữa thì bộ phận công
trình công cộng cuối cùng cũng đã mở đường Jackson để cho xe ra vô thành
công, nhưng còn đường Witcham thì… đành phải bó tay vì họ không tài nào
làm được. Vì thế nên, từ nơi những chiếc thanh chắn đang dựng đứng cho tới
tận trung tâm thị trấn, không một chiếc xe nào có thể đi qua con đường
Witcham này.
Nhưng rồi tất cả mọi người đều đồng ý rằng những điều tồi tệ nhất đã kết
thúc. Mực nước của dòng sông Kenduskeag đã dâng lên nhưng không hề tràn
khỏi bờ ở khu vực Barrens và nó ở chừng vài inches dưới cạnh bê tông của
con kênh Canal kết nối với dòng sông, giúp nước được lưu thông và chảy tới
tận trung tâm thị trấn. Và ngay lúc này, một nhóm người-Zack Denbrough, ba
của George và Bill, đứng giữa hai đứa trẻ- đang dời đi những túi cát mà họ đã
bỏ đi ngày hôm trước trong sự vội vàng và hoảng hốt. Chắc là do hồi hôm
qua, nước lũ và những thiệt hại lớn do nó gây ra đã được dự báo là gần như
chắc chắn sẽ xảy ra và không thể nào tránh được. Nhưng trời Phật biết rằng
nó đã xảy ra trước đó rồi-trận lũ kinh hoàng của năm 1931 thực sự là một
thảm họa và nó đã gây ra biết bao nhiêu là tổn thất lên tới hàng triệu đô la và
đã cướp đi hai chục sinh mạng vô tội. Dù sao đi nữa thì chuyện đó cũng đã
qua lâu rồi, nhưng cho đến tận bây giờ vẫn còn nhiều người nhớ tới nó để kể
lại và hù những người khác trong thị trấn. Một trong những nạn nhân của trận
lũ kinh hoàng đó đã được tìm thấy cách đây hai mươi lăm dặm về phía đông,
ở Bucksport. Một vài con cá đã ăn mất hai con mắt, cắn đứt ba ngón tay,
dương vật và rỉa gần hết bàn chân của người đàn ông xấu số này. Và hơn hết,
trên hai bàn tay của ông ta vẫn còn nắm chặt chiếc vô lăng của chiếc xe hơi
hãng Ford.
Còn hiện giờ, dòng sông đang dần rút đi và cho đến khi con đập mới xây
Bangor Hydro chặn được dòng chảy ở thượng nguồn thì con sông mới trở
nên bớt nguy hiểm, theo như Zack Denbrough, người làm việc cho công ty
Bangor Hydroelectric nói. Những trận lũ lụt trong tương lai giờ đây có thể
“tự lo” cho chúng. Nhưng vấn đề quan trọng nhất cần phải được giải quyết
ngay bây giờ là phải làm cho cả thị trấn có điện trở lại và sau đó tất cả mọi
người sẽ phải cố quên đi chuyện này. Ở Derry, quên đi những thảm họa và
những bi kịch như thế này là chuyện thường tình và nó gần như trở thành một
dạng “nghệ thuật”, nhưng tôi chắc chắn một điều là Bill sẽ luôn đi tìm hiểu và
sẽ luôn phát hiện ra hàng loạt những thảm họa kinh hoàng và những bi kịch
mà đã bị người dân ở Derry cố tình lãng quên suốt một thời gian dài.
George dừng lại ở phía xa những cái thanh chắn đó và đứng bên cạnh một
khe nước trên đường Witcham. Khe nước này chạy theo một đường chéo
hoàn hảo. Điểm kết thúc của nó nằm ở bên hông đường phía xa; và từ nơi
George đứng, khe nước chạy tuốt xuống ngọn đồi khoảng chừng bốn mươi
feet về phía tay phải. Cậu bé cười to-một giọng cười thể hiện rõ sự hồn nhiên,
vui tươi và sung sướng của một đứa trẻ đang vui đùa dưới mưa vào một buổi
chiều tà-trong lúc dòng nước chảy xiết mang con thuyền giấy vào cái ghềnh
nước mà đã được hình thành bởi những vết nứt trên con đường. Dòng nước
chảy mạnh mẽ và liên tục trong khe, đưa con thuyền của cậu bé từ cạnh này
sang cạnh kia của con đường. Vì dòng chảy quá mạnh và quá nhanh nên
George phải luôn chạy hết tốc lực để theo kịp con thuyền. Cậu bé hì hục chạy
theo, nước mưa bên dưới đôi chân cậu văng tung tóe khắp nơi cùng với bùn
đất. Không một ai có thể ngờ rằng, George đang chạy tới tử thần, nơi cái chết
đau thương của chính mình sẽ diễn ra. Vào khoảng thời gian vui đùa đó, cái
cảm giác lấp đầy bên trong người cậu bé thật rõ ràng và đơn giản: đó chính là
tình yêu và sự mến thương của cậu dành cho người anh trai… và kể cả sự tiếc
nuối khi Bill không có mặt ở đây để chơi cùng với mình. Đương nhiên khi trở
về nhà, George sẽ cố gắng diễn tả lại buổi chiều ngày hôm đó cho Bill mặc
dù cậu ta biết rằng mình vốn không đủ khả năng cho Bill thấy được hoàn toàn
những gì cậu đã thấy. Nhưng nếu như hai người thay thế vị trí cho nhau thì có
lẽ Bill sẽ làm được như thế. Bill rất giỏi trong việc đọc và viết, tuy chỉ mới có
6 tuổi thôi nhưng George biết được đó không phải là lý do duy nhất vì sao
Bill toàn nhận được điểm A trong những bài kiểm tra hoặc vì sao rất nhiều
thầy cô yêu thích những bài văn của Bill. Kể ra chỉ là một phần của lý do
thôi. Thực chất, Bill rất giỏi trong việc nhìn nhận sự vật.
Con thuyền trôi nhanh trên khe nước, tuy nó chỉ là một tờ giấy được bứt
ra từ phần quảng cáo của tờ báo Derry News, nhưng giờ đây George tưởng
tượng nó là một con thuyền PT trong một bộ phim nói về chiến tranh mà cậu
đã xem ở rạp Derry cùng với Bill vào sáng thứ bảy. Đột nhiên, hình ảnh diễn
viên John Wayne chiến đấu với nhân vật The Japs trong một bộ phim mang
tên The Fighting Seabees xuất hiện trong đầu cậu bé. George chạy theo, thích
thú nhìn con thuyền mình trôi nhanh đi và dùng mũi của nó để rẽ nước sang
hai bên. Một lúc sau, con thuyền giấy trôi tới rãnh nước ở hông bên trái của
đường Witcham. Một dòng nước nhỏ trong veo như một dòng suối chảy qua
vết nứt trên con đường lúc này, tạo ra một vòng xoáy nước to, và ôi không!
Dường như con thuyền đó sắp bị lật úp và nhấn chìm. Nó cứ nghiêng qua
nghiêng lại nhiều lần khiến cậu bé thảng thốt, nhưng một vài giây sau, bằng
cách nào đó, con thuyền giữ thăng bằng lại được, rồi lại tiếp tục trôi tới ngã
tư trong sự reo hò của George. Cậu bé cứ thế tiếp tục chạy theo con thuyền
nhỏ. Cùng lúc đó, một cơn gió mạnh và hung dữ của tháng mười thổi qua trên
đầu cậu bé, rung lắc những tán lá trên cây nghe xào xạc và đưa những chiếc
lá vàng khô đã rụng cuốn theo nó.
2 N
gồi thoải mái trên chiếc giường êm ái, đôi má của Bill nóng và đỏ bừng
lên (mặc dù cơn sốt của cậu cuối cùng đã thuyên giảm). Bill chỉ vừa mới làm
xong chiếc thuyền bằng giấy thôi-nhưng đến khi George định cầm lấy nó thì
Bill ngay lập tức giựt đi và để nó xa khỏi tầm tay George. “Kh-khoan đã, anh
vẫn chưa làm xong đâu, Georgie. B-bây giờ đi lấy cho anh s-sáp paraffin đi.”
“Đó là cái gì vậy, anh Hai? Nó ở đâu hở anh?”
“Nó ở trê-trên kệ dưới t-tầng hầm đó. Nó nằm trong cái hộp g-ghi là Gulf.
Mang nó cho anh, cùng với m-một con dao, một cái t-tô và một hộp diêm.”
George vâng lời anh trai và bắt đầu đi tìm những thứ đó. Cậu bé có thể
nghe rõ tiếng mẹ cậu chơi đàn piano, không phải bản Für Elise huyền thoại
của Beethoven mà là bài gì đó mà cậu không thích nghe cho lắm-bài gì mà
nghe thật là khô khan và buồn phiền; George còn có thể nghe được tiếng mưa
rơi tí tách liên tục trên cửa sổ nhà bếp nữa. Những âm thanh này nghe thật dễ
chịu, nhưng cái suy nghĩ về tầng hầm đó thực sự không dễ chịu tí nào.
George rất ghét tầng hầm, và cậu ta không bao giờ thích bước xuống dưới đó,
bởi vì cậu luôn tưởng tượng có thứ gì đó vô cùng đáng sợ đang đợi cậu ở bên
dưới trong bóng tối. Đương nhiên, điều đó nghe thật là buồn cười, ba mẹ cậu
ai cũng nói như thế và kể cả Bill cũng nói như vậy. Nhưng mà…
Geogre vẫn không thích tầng hầm tí nào. Không những vậy, việc mở cánh
cửa tầng hầm ra và bật đèn lên cậu cũng không hề thích nữa. Đó là bởi vì cậu
ta luôn có một ý nghĩ này trong đầu-nhưng vì cho rằng nó quá ngu ngốc nên
cậu không dám kể cho ai nghe-là trong lúc cậu ta lấy tay mò tới công tắc đèn
để bật lên thì đột nhiên có một bàn tay gớm ghiếc đầy móng vuốt nhẹ nhàng
đặt lên cổ tay của cậu rồi sau đó bất thình lình kéo cậu ta xuống dưới tầng
hầm tối tăm, âm u, ẩm thấp và đầy mùi hôi thối đó, rồi cuối cùng nó đóng và
khóa cửa lại để nhốt cậu ở dưới đây.
Ý nghĩ này thật là ngu ngốc! Trên đời này làm gì có thứ đầy lông lá và
móng vuốt nhọn hoắt và cực kỳ khát máu thế kia. Trên đời này không có quái
vật dữ tợn, mà chỉ có những kẻ điên loạn giết người hàng loạt mới đáng sợ
mà thôi-nhiều lúc biên tập viên Chet Huntley cũng hay nói về những thứ như
vậy trên thời sự lắm-và tất nhiên là trên thế giới này cũng có những tên cộng
sản tâm thần và cũng hay đi hại người khác. Nhưng mà cái ý nghĩ chết tiệt
này vẫn còn mắc kẹt ở trong đầu cậu. Trong lúc George đang mò tới công tắc
đèn với tay phải của mình (còn tay trái của cậu thì đang bám chặt lấy khung
cửa), thì mùi hôi thối từ tầng hầm trở nên nồng nặc hơn bao giờ hết, đối với
cậu, cái mùi hôi đó như muốn bao trùm cả thế giới vậy. Những mùi hôi xuất
phát từ bùn đất, bụi bẩn và mùi ẩm mốc xuất phát từ cây khô, hoa héo đã hòa
hợp với nhau cùng với cái mùi mà ta nói khi ngửi thì không thể nào nhầm vào
đâu được, đó là cái mùi đặc trưng mà “thúi de sầu luôn” của một con quái vật
dữ tợn, và chắc chắn chỉ có lũ quái vật mới có cái mùi thúi như vậy thôi. Đó
là cái mùi của một cái gì đó rất kinh dị mà George không diễn tả được nên
cậu ta gọi tạm đó là mùi của Nó. Và cậu ta có cảm giác rằng có một con quái
vật đang lẩn trốn bên dưới và nó sẵn sàng leo lên cầu thang để vồ vào mặt rồi
ăn thịt cậu. Một con quái vật khát máu và hung dữ, nó có thể ăn bất cứ thứ gì
cũng được, nhưng George tin chắc món ăn yêu thích nhất của nó chính là
máu tươi và thịt sống của những đứa trẻ ngây thơ vô tội.
George đã mở được cánh cửa tầng hầm vào sáng hôm đó và đang dùng
một tay để mò công tắc đèn trong lúc tay kia của cậu bám chặt vào khung
cửa. Đôi mắt của cậu nheo lại, còn đầu lưỡi thì thè ra một chút từ mép miệng
giống như là rễ cây đang đi tìm nguồn nước cho mình ở một vùng đất khô
cằn và hạn hán. Cảm thấy kì cục? Chắc chắn rồi! Nhìn kìa, Georgie sợ bóng
tối và quái vật! Đúng là cái đồ nhát cáy!
Âm thanh của cây đàn piano vang lên từ phòng khách. Giai điệu và âm
thanh của những phím đàn nghe thật du dương và mềm mại. Và chúng dường
như không thuộc về thế giới này, những âm thanh đó nghe như xuất phát từ
một thế giới khác, một thế giới xa xôi nào đó…
Những ngón tay của George cuối cùng tìm thấy công tắc! A!
George bật lên-
-và chẳng có gì xảy ra hết. Đèn không hề sáng.
Ôi má ơi, cúp điện!
Ngay lập tức, cậu rút tay mình ra khỏi bóng tối như rút tay ra khỏi một cái
rổ chứa đầy rắn. George bước lùi ra khỏi cánh cửa, tim cậu đập loạn nhịp.
Đương nhiên là điện đã mất từ lâu rồi-chỉ mấy giây trước đó thôi, cậu ta quên
mất rằng nhà mình đang bị cúp điện. Lạy hồn! Giờ sao đây? Hổng lẽ giờ cậu
ta phải chạy vào phòng và nói với anh Hai mình là cậu không lấy được cái
hộp sáp đó chỉ vì nhà bị cúp điện và cậu ta sợ có thứ gì đó sẽ lôi mình xuống
tầng hầm hôi thối trong lúc cậu đang đứng trên cầu thang và mải mê mò công
tắc đèn, một thứ gì đó không phải là một kẻ giết người hàng loạt biến thái hay
là một tên cộng sản tâm thần nào đó, mà là một sinh vật kinh tởm và ghê gớm
hơn nhiều? Một sinh vật nhớp nhúa mà có khả năng biến hình và thích ăn thịt
trẻ con? Một sinh vật mà có khả năng phóng đại kích thước của chính nó?
Những người khác sau khi nghe xong chuyện này, chắc chắn sẽ cười như
mấy con chó điên bị ve cắn. Nhưng nếu là Bill thì chắc chắn cậu ấy sẽ không
cười, mà trở nên vô cùng bực mình bởi em trai mình. Và thế nào Bill cũng sẽ
nói câu như thế này: “M-mày lớn rồi, Georgie. Đừng có nh-nhát như thỏ đế
nữa… Giờ nói anh mày ng-nghe coi, mày có c-còn muốn con thuyền này nữa
h-hay không?”
Trong lúc suy nghĩ một hồi thì Bill gọi cậu từ phòng ngủ của mình: “Bộ
mày ch-chết ngoài kia rồi hả, Juh-Georgie?”
“Dạ hong. Em đang đi tìm mấy thứ mà anh Hai cần đây nè,” George đáp.
Cậu bé chà mạnh vào cánh tay của mình, cố gắng làm cho hết bị nổi da gà.
“Tại nãy em khát nước quá nên sẵn tiện vào nhà bếp rót chút nước để uống
đó mà.”
“Vậy thì l-lẹ lên!”
Nghe anh trai nói xong, George ráng bước xuống bốn bậc thang tới kệ
đựng đồ, tim của cậu đập mạnh, mạch máu bên trong cổ nghe đập thình thịch
thật rõ, lông phía sau gáy như muốn dựng đứng, đôi mắt cậu đỏ hoe vì nóng
bừng lên, còn đôi bàn tay thì lạnh buốt như tuyết. George nhìn đằng sau và
run lên vì sợ cánh cửa phía sau cậu sẽ tự động đóng và khóa lại bất thình lình
và chặn đi ánh sáng duy nhất chiếu từ cửa sổ nhà bếp tới cầu thang tầng hầm.
Và ngay sau đó, George sẽ nghe tiếng của Nó, một thứ âm thanh của một thứ
gì đó mà nó khủng khiếp hơn những kẻ giết người hàng loạt và những tên
cộng sản điên rồ trên thế giới này, và nó còn đáng sợ hơn cả The Japs, Attila,
The Hun và tất cả thể loại ma quỷ trong những bộ phim kinh dị ăn khách nữa.
Nó, sẽ gầm lên dữ dội-cậu ta sẽ nghe được những tiếng gầm gừ đó vài giây
trước khi Nó vồ lấy cậu và moi móc ruột, gan, phèo, phổi ra khỏi cơ thể.
Cái mùi của tầng hầm hôm nay phải nói là là thối hơn những ngày trước,
chắc là do trận lũ. Ngôi nhà của gia đình Denbrough nằm ở trên đường
Witcham, gần đỉnh của ngọn đồi nên tránh được những gì tệ nhất của trận lũ,
nhưng ở đó vẫn có những vũng nước đọng cực kỳ bẩn từ từ rỉ xuống tầng
hầm thông qua lớp đá bên ngoài ở phần dưới cùng của căn nhà. Cái mùi đó
nghe thật khó chịu và kinh tởm, khiến bạn phải bịt mũi lại nếu như xuống
đây.
George vừa nhìn vừa lướt qua những món đồ trên kệ nhanh nhất có thể-
một vài cái hộp xi đánh giày Kiwi cũ kĩ và vài miếng giẻ rách dùng để đánh
giày, một cái đèn bão đã hư, hai chai nước lau kính Windex dùng sắp hết,
một cái hộp đựng sáp đánh bóng xe Turtle Wax. Vì một lý do gì đó mà cái
hộp Turtle Wax dễ dàng thu hút cậu bé, khiến cậu ta phải dành ra khoảng ba
mươi giây chỉ để nhìn hình chú rùa in trên cái nắp hộp với ánh mắt như bị
thôi miên. Sau đó, George quăng nó sang một bên… A! Nó đây rồi, một cái
hộp hình vuông có để chữ Gulf.
George lập tức cầm lấy nó và chạy một mạch lên cầu thang nhanh nhất có
thể, cậu ta chợt nhận ra phần áo sơ mi dài xuống thắt lưng của mình bị lộ ra
ngoài và tin chắc rằng nó là thứ sẽ khiến cậu thất bại trong việc chạy trốn. Cụ
thể là cái thứ mà ở dưới tầng hầm đang cho cậu ta gần thoát khỏi nơi đó,
nhưng ngay sau đó, Nó sẽ nắm lấy phần áo sơ mi dài xuống thắt lưng của cậu
rồi nhanh chóng kéo cậu xuống dưới đó và-
Lên tới được nhà bếp, cậu ta đóng cửa tầng hầm lại một cách nhẹ nhàng
nhưng không khép. George dựa lưng vào cánh cửa với đôi mắt nhắm tịt, mồ
hôi mồ kê đổ khắp hai cánh tay và vầng trán, chiếc hộp sáp paraffin được
nắm chặt trong lòng bàn tay.
Âm thanh của cây đàn piano bỗng dừng lại, và giọng nói của mẹ cậu vang
lên: “Georgie, bộ con không thể đóng cửa tầng hầm thật khép sao? Lần sau
con có xuống dưới đó thì nhớ đóng cửa thật chặt vào nhe con.”
“Dạ con nhớ rồi,” cậu bé đáp.
“Georgie… Thằng bất tài,” Bill nói vọng ra từ phòng ngủ của mình với
giọng thật trầm để mẹ cậu không thể nghe thấy.
George cười thầm. Nỗi sợ hãi đã hoàn toàn biến mất; nó bước ra khỏi tâm
trí của cậu bé dễ dàng như một cơn ác mộng của một người đàn ông chấm dứt
ngay sau khi ông ta vừa tỉnh dậy với cơ thể lạnh toát và ướt sũng, miệng thở
hổng hển; người đàn ông sau đó tự gãi đầu và nhìn xung quanh mình để chắc
chắn rằng không có chuyện gì xảy ra hết, rồi sau đó bắt đầu quên nó dần đi.
Một nửa của cơn ác mộng bỗng dưng biến mất đúng lúc ông ta đặt hai bàn
chân mình xuống dưới đất; ba phần tư của nó tự động biến đi mất vào lúc ông
bước ra khỏi phòng tắm; rồi nguyên cả một cơn ác mộng trôi vào sự quên
lãng vừa lúc ông ta mới ăn sáng xong. Tất cả đều biến mất… nhưng nếu như
gặp lại nó một lần nữa, tất cả nỗi sợ hãi của ông sẽ lại được nhớ tới.
Con rùa đó, George suy nghĩ trong lúc bước tới cái tủ, nơi có chứa hộp
diêm. Hình như mình thấy nó ở đâu rồi thì phải.
Nhưng không một ai trả lời nên cậu thôi suy nghĩ về nó.
George lấy được hộp diêm từ cái tủ kia, một con dao từ giá treo của nó
(trên tay cậu cầm cán dao cẩn thận và không để mũi dao chĩa vào mình đúng
lời ba dạy), và một cái tô nhỏ từ cái tủ để trong phòng ăn. Rồi cậu bé trở lại
phòng Bill.
“Là-làm gì mà l-lâu thế hở? Đúng là c-cái đồ lề mề,” Bill Cà Lăm nói với
George, sau đó cậu dẹp những thứ linh tinh trên bàn ngủ sang một bên, trong
đó gồm: một cái ly thủy tinh, một bình nước, một hộp giấy Kleenex, sách vở,
một chai Vicks VapoRub-cái mùi xuất phát từ đờm trong họng và nước mũi
của Bill lan tỏa khắp phòng. Ở đó còn có một cái radio Philco đời cũ nữa, và
nó đang chơi nhạc của Little Richard chứ không phải nhạc của Chopin hay
Bach… Bài hát nghe thật nhẹ nhàng, nó nhẹ nhàng tới nỗi làm cho chính
Little Richard phải xao xuyến. Nhưng mẹ của hai cậu, người đã học chơi
nhạc piano cổ điển ở Juilliard, rất ghét nhạc rock and roll. Bà không đơn
thuần chỉ là ghét thôi đâu, bà ta còn cho rằng nó là một sự sỉ nhục đối với nền
âm nhạc.
“Em hong có lề mề,” George nói. Cậu bé ngồi xuống mé giường của anh
trai mình và để những thứ cậu tìm được lên trên bàn ngủ.
“Tao th-thấy mày lề mề,” Bill khẳng định. “Ở tr-trong nhà này, c-có ai lề
mề nh-như mày đâu.”
George cố gắng thử nghĩ xem còn ai trong nhà lề mề như mình. Chợt nghĩ
ra được một người, cậu ta cười khúc khích: “Anh cũng lề mề như em thôi.
Anh là lề mề nhất nhà đấy.”
“Kh-không đâu, mày m-mới là người l-lề mề nhất nh-nhà đấy,” Bill bắt
đầu cười khúc khích theo đứa em trai.
“Hong, chính anh mới là người lề mề nhất đó,” George đáp lại. “Em lề mề
ít hơn.”
Cả hai đùa giỡn với nhau liên tục và Bill không thể tập trung vào việc
chính. Cậu ta nói em trai mình là lề mề nhất nhưng George lại kiên quyết nói
chính cậu mới là người lề mề nhất nhà, và cứ thế hai người cãi nhau dữ dội.
Cuối cùng, Bill lỡ miệng nói ra từ mà cậu không được phép nói-cậu ta nói
George là con chó lề mề nhất nhà, một con chó vô tích sự, chẳng làm nên trò
trống gì cả-rồi sau đó cả hai lăn ra cười bể bụng. Nhưng tiếng cười của Bill
ngay sau đó trở thành những tiếng ho kéo dài liên tục không ngừng. Tiếng
cười của hai đứa trẻ từ từ lắng dần xuống (lúc đó khuôn mặt Bill trở nên tái
nhợt, khiến George cảm thấy lo lắng) và âm thanh của cây đàn piano dừng lại
một lần nữa. Cả hai nhìn về phía phòng khách, lắng nghe tiếng ghế của cây
đàn kéo cọt kẹt và tiếng bước chân của người mẹ. Bill lấy tay che miệng
mình lại, cố gắng kềm chế cơn ho của mình, và đồng thời lấy tay kia chỉ vào
bình nước. George cầm lấy cái bình và rót miếng nước vào ly để anh trai
mình uống.
Âm thanh của cây đàn piano lại vang lên một lần nữa-vẫn là bản Für Elise
bất hủ đó. Bill sẽ không bao giờ quên được bản nhạc đó, cho dù hàng chục
năm có trôi qua, nó vẫn sẽ tồn tại trong tâm trí của cậu và sẽ làm cho cậu ta
sởn cả da gà mỗi khi nghe lại; lúc đó tim của cậu ta sẽ thắt lại và những kí ức
kinh hoàng sẽ ùa về: Mẹ đã chơi bản nhạc đó vào ngày em trai mình chết
thảm.
“Anh còn ho nữa hong?”
“Không.”
Bill rút miếng khăn giấy ra khỏi hộp Kleenex, mũi cậu khụt khịt, cổ họng
khọt khẹt, cậu ta khạc một đống đờm vô miếng giấy, cuộn tròn nó lại rồi
quăng nó vào thùng rác ngay cạnh giường. Sau đó, cậu ta cầm lấy chiếc hộp
sáp paraffin và mở nó ra. Bill lắc thật mạnh sao cho cả cục sáp rơi xuống
lòng bàn tay mình. George chăm chú nhìn anh trai mình và không nói bất cứ
một lời nào hết. Đó là bởi vì từ xưa đến nay, George biết rằng Bill không hề
thích cậu nói chuyện mỗi khi Bill đang tập trung làm việc. Cậu bé nghĩ rằng
nếu như cậu ta cứ giữ im lặng như thế thì Bill sẽ giải thích cho cậu nghe
những gì Bill đang làm.
Bill cắt ra một miếng sáp nhỏ bằng con dao George đã đưa cho. Rồi cậu ta
để nó vào cái tô, sau đó quẹt một que diêm và đặt nó lên trên miếng sáp
paraffin. Cùng với nhau, hai cậu bé nhìn chăm chú vào ngọn lửa nhỏ màu
vàng đang cháy sáng, mặc kệ tiếng gió thổi vù vù bên ngoài và tiếng mưa tạt
mạnh vào cửa sổ.
“Anh phải làm cho chiếc thuyền này không thấm nước. Nếu không, khi
em thả trôi ngoài trời mưa thì nó sẽ bị ướt nhem hết và tự chìm xuống đấy,”
Bill nói. Khi ở bên cạnh George, Bill ít bị cà lăm hơn-đôi lúc cậu ta còn
không hề nói vấp một chữ nào. Nhưng khi ở trường thì việc giao tiếp đối với
Bill trở nên gần như bất khả thi. Những cuộc đối thoại thường hay bị ngắt
quãng bởi tật nói lắp bắp của cậu, và chính điều đó khiến nhiều người cảm
thấy nản khi nói chuyện với cậu ta. Những đứa trẻ trong trường thường hay
hướng mắt nhìn về chỗ khác trong lúc Bill đang cố gắng rặn từng chữ một ra
khỏi cái miệng bướng bỉnh của mình. Cậu ta cảm thấy vô cùng lúng túng,
khuôn mặt cậu bỗng đỏ bừng lên, tay cậu nắm chặt vào cạnh bàn học, đôi mắt
nhắm tịt, còn miệng thì liên tục vấp chữ. Đôi khi-thông thường-những từ Bill
muốn nói sẽ tuôn ra. Nhưng cũng có lúc chúng bị kẹt luôn trong cuống họng
cậu. Hồi đó, khi Bill mới có ba tuổi thôi, cậu ta bị một chiếc xe hơi tông phải
và hất sang bên hông của một tòa nhà, khiến cậu bất tỉnh suốt bảy tiếng đồng
hồ trong bệnh viện. Người mẹ của hai đứa trẻ nói rằng tai nạn đó chính là
nguyên nhân dẫn tới việc Bill bị cà lăm như thế này. Nhưng có lắm lúc,
George có cảm giác rằng ba cậu-và anh trai của mình-không chắc về chuyện
đó.
Miếng sáp paraffin trong tô tan chảy gần hết. Ngọn lửa ôm lấy que diêm
cháy yếu dần, chuyển thành màu xanh, rồi tắt đi. Bill nhúng ngón tay của
mình vào dung dịch, và ngay sau đó vội rút nó ra. “Ui da, nóng quá,” Bill kêu
lên, cậu ta nhìn George và cười. Một vài giây sau, cậu ta lại nhúng ngón tay
mình vào đó một lần nữa, rồi bắt đầu trét dung dịch lên một mặt của con
thuyền.
“Anh cho em làm thử được hong?” George hỏi.
“Được. Nhưng đừng có làm đổ sáp xuống mền giường anh nghe chưa.
Làm đổ bao nhiêu giọt thì mẹ sẽ đánh em bấy nhiêu roi đó.”
George nhúng một đầu ngón tay mình vào dung dịch paraffin khi nó đã
nguội bớt, rồi bắt đầu trét nó lên mặt kia của chiếc thuyền.
“Đừng có trét lên nhiều quá, cái thằng này!” Bill la lên. “Mày muốn con
thuyền ch-chìm nghỉm à?”
“Em xin lỗi.”
“Thôi không sao hết. Cứ làm tiếp đi, nhớ đừng trét lên nhiều quá là được
rồi.”
George đã trét xong mặt kia của chiếc thuyền. Cậu thử cầm nó trên tay và
cảm giác nó nặng hơn một chút, nhưng không nhiều. “Đã quá,” cậu bé nói.
“Em sẽ cho con thuyền này ra khơi ngay bây giờ.”
“Ừ, sao cũng được,” Bill nói. Trông cậu ta có vẻ hơi mệt, chưa khỏe hẳn.
“Ước gì anh có thể đi cùng với em,” George nói. Cậu bé thật sự rất muốn
anh Hai đi ra ngoài chơi với mình. Mặc dù Bill có vẻ hơi hách dịch một chút,
nhưng Bill luôn nghĩ ra được nhiều trò chơi thú vị cho George. “Dù gì nó
cũng là con thuyền của anh mà.”
“Cô ấy,” Bill nói. “Em phải gọi chiếc thuyền là cô ấy.”
“Dạ được.”
“Anh cũng ước gì có thể đi với em,” Bill nói với vẻ mặt rầu rĩ.
“Vậy thôi, em đi nhé,” George bắt đầu rời đi, trên tay cậu cầm chiếc
thuyền.
“Em nhớ mặc áo mưa trước khi ra đường nhé,” Bill nhắc nhở, “nếu không
là sẽ bị cảm cúm như anh đấy. Nhưng cũng có thể là em đã bị anh lây bệnh từ
lâu rồi.”
“Cám ơn anh Hai nhiều lắm. Con thuyền anh làm rất đẹp.” Và ngay sau
đó, George làm một việc mà cậu đã không làm từ lâu lắm rồi, một việc khiến
Bill không bao giờ quên được: cậu bé dựa vào và hôn má anh Hai mình.
“Đảm bảo thế nào nhóc cũng sẽ bị anh lây bệnh cho coi,” Bill nói như thế,
nhưng trong lòng cậu ta đang cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Bill mỉm cười với
George. “Còn một việc nữa, em dẹp hết mấy đống đồ này dùm anh đi nhé.
Nếu không, mẹ sẽ nổi tr-trận lôi đình đó.”
“Dạ được.” Cậu bé cầm lấy những thứ dùng để làm cho con thuyền chống
nước, rồi từ từ bước ra khỏi phòng. Hộp sáp paraffin cậu để trong cái tô, còn
con thuyền thì cậu để chênh vênh trên cái hộp đó.
“Juh-Juh-Georgie?”
George quay lại đằng sau, nhìn anh trai.
“Đi c-cẩn thận nhé.”
“Dạ.” Trán của cậu bé gấp lại thành vài nếp nhăn. Đáng lẽ, câu nói đó chỉ
có ba mẹ, người lớn nói thôi chứ, làm gì có anh trai. Thực sự, câu nói đó của
Bill cũng kì lạ như nụ hôn George dành tặng cho Bill. “Em đi nhé.”
George bước ra khỏi nhà. Bill mất em trai mình mãi mãi.
3 T
iếp tục câu chuyện. George đã bước ra khỏi nhà và hiện giờ đang cố
gắng đuổi theo con thuyền trôi sang hông bên trái của đường Witcham. Cậu
bé chạy hết tốc lực của mình nhưng dòng nước lại chảy đi nhanh hơn và kéo
con thuyền về phía trước, không cho cậu đuổi kịp. George nhìn về phía xa,
hơn bốn mươi lăm mét trở xuống ngọn đồi, dòng nước bên trong đường rãnh
đang chảy ào ào xuống một cái cống thoát nước. Cái cống thoát nước đó có
một khe hở nửa hình tròn được khoét vô vách của lề đường. Cậu để ý có một
nhánh cây khô đã bị gãy đang theo dòng nước trôi tới khe hở cống thoát
nước, nhưng đến chừng tới nơi thì nó bị mắc kẹt ở ngay khe, và khoảng vài
giây sau nó mới trôi xuống dưới. George chợt nhận ra con thuyền của mình
cũng đang tiến tới nơi đó và sẽ phải cùng chung số phận với nhánh cây kia.
“Ôi không!” cậu ta hét lên hoảng hốt.
George tăng tốc chạy theo, nghĩ rằng mình sẽ đuổi kịp con thuyền. Bỗng
nhiên, cậu ta bị trượt chân, té, nằm dài ra trên đường và khóc nức nở vì vết
trầy trên đầu gối. George tiếp tục nhìn con thuyền, nó lắc lư khoảng hai lần,
trôi tới một vòng xoáy nước, rồi biến mất.
“Trời ơi!” cậu ta hét lên một lần nữa và lấy tay đấm xuống đường. Việc
làm đó cũng rất là đau, khiến cậu bé phải bật khóc. Thật là ngu ngốc khi làm
mất chiếc thuyền!
George đứng dậy và bước tới cống thoát nước. Sau đó, cậu quỳ xuống và
cố gắng đưa mắt nhìn vào bên trong. Tiếng dòng nước chảy vào đó nghe thật
khó chịu và rỗng tuếch. Và đó là một âm thanh nghe thật rùng rợn. Nó làm
cậu nhớ tới-
“Huh!” Âm thanh đó phát ra từ họng cậu một cách tự nhiên ngay khi
người cậu giật bắn lên.
Có một đôi mắt màu vàng sáng rực ở trong đó: thứ mà cậu ta hay tưởng
tượng ra nhưng chưa bao giờ thấy ở dưới tầng hầm. Đó là đôi mắt của một
con thú, cậu ta nghĩ thật đơn giản, chỉ có thể là của một con mèo nào đó đang
bị mắc kẹt ở dưới đó thôiGeorge đã sẵn sàng để bỏ chạy-sẽ chạy đi ngay lập tức khi cậu đã chịu
đựng đủ cú sốc bởi sự xuất hiện của cặp mắt sáng rực này. Những ngón tay
của cậu cảm nhận được sự thô cứng của con đường được đắp bằng đá dăm
nện và một luồng nước lạnh chảy xung quanh. George đứng dậy và lùi ra, rồi
đột nhiên một giọng nói nghe thật dễ thương và ngọt ngào vang lên từ cống
thoát nước.
“Chào Georgie,” nó nói.
George chớp mắt và nhìn xuống dưới đó một lần nữa. Cậu ta thấy một thứ
mà cậu tin rằng có thật ở ngoài đời; nó như là một thứ gì đó bước ra từ một
câu chuyện cổ tích, hoặc một bộ phim mà trong đó có những con thú biết nói
chuyện và nhảy múa. Nếu George mười sáu tuổi thì chắc chắn cậu ta sẽ
không tin được thứ mà cậu nhìn thấy, nhưng George đâu phải mười sáu tuổi.
Cậu ta chỉ mới có sáu tuổi thôi.
Có một chú hề đứng trong cống thoát nước. Ánh sáng chiếu vào trong đó
mờ ảo và yếu ớt, nhưng cũng đủ để George Denbrough tin được những gì
mình đang nhìn thấy. Đó là một chú hề một trăm phần trăm, và dường như
ông ta đến từ một rạp xiếc hay một chương trình nào đó dành cho thiếu nhi
trên TV. Trên thực tế, ông ta nhìn như một phiên bản trộn lẫn giữa Bozo và
Clarabell, người mà hay nói chuyện bằng cách bóp chiếc kèn đồ chơi của ông
ấy
(hay là bà ấy ta?-George không hề rõ là nam hay nữ) trong chương trình
Howdy Doody vào mỗi sáng thứ bảy-Bozo dường như là người có thể hiểu rõ
Clarabell nhất, và điều đó luôn khiến George cười sặc sụa. Khuôn mặt của
chú hề đứng trong cống thoát nước trắng toát. Trên cái đầu tròn trọc lóc của
ông ta, mỗi bên đều có mọc một nhúm tóc màu đỏ khá ngộ nghĩnh. Và tất cả
bộ phận trên khuôn mặt của ông: mắt, mũi, miệng đều được vẽ hết, đặc biệt,
nụ cười được tô trên môi của ông vô cùng hoàn hảo.
Chú hề đó nắm một chùm bóng bay trong tay, đủ hết màu sắc, nhìn như
một chùm trái cây thơm ngon đã chín mọng.
Trên tay kia, ông ta cầm chiếc thuyền của George.
“Cháu muốn chiếc thuyền này à?” Chú hề mỉm cười.
George mỉm cười lại, không kiểm soát được bản thân. Nụ cười đặc biệt
của ông ta khiến cậu ấy phải cười đáp lại. “Dạ chắc chắn rồi,” George nói.
Chú hề cười: “Chà chà, cháu lễ phép đấy! À không, phải nói là cháu rất là
lễ phép mới đúng! Thế còn bong bóng? Cháu có muốn một cái không?”
“Dạ… có!” Cậu bé thò tay vào khe cống thoát nước… nhưng sau đó, cậu
rút tay ra một cách miễn cưỡng. “Ba cháu dạy cháu không được nhận đồ của
người lạ.”
“Ba cháu thông minh đấy, Georgie,” chú hề đứng trong cống thoát nước
mỉm cười. Làm thế nào, George tự hỏi, mà mình nghĩ rằng đôi mắt của chú
hề màu vàng? Đôi mắt của ông ta có màu xanh biển mới đúng, một màu xanh
hiền hòa mà ngay cả đôi mắt mẹ và anh trai cậu đều có. “Ba cháu quả nhiên
rất là thông minh. Nếu vậy, chú xin tự giới thiệu bản thân mình. Chú,
Georgie, tên là Bob Gray, còn được biết tới với cái tên là Pennywise – chú hề
vui nhộn. Pennywise, hãy gặp George Denbrough. George, hãy gặp
Pennywise. Và bây giờ chúng ta đã biết về nhau. Chú không phải là người lạ
đối với cháu, và cháu cũng không phải là người lạ đối với chú. Có đúng vậy
không?”
George cười khúc khích. “Cháu đoán vậy.” Cậu bé lại thò tay vô đó… rồi
tự rút tay ra một lần nữa. “Làm sao chú xuống dưới đó hay vậy?”
“Cơn bão thổi bay chú đi mất,” Pennywise – chú hề vui nhộn nói. “Nó thổi
bay nguyên cả rạp xiếc đi luôn. Georgie, cháu có ngửi thấy mùi thơm của rạp
xiếc không?”
George chòm người về phía trước. Bỗng nhiên, cậu ta có thể ngửi thấy
mùi đậu phộng! Đậu phộng rang muối đường! Và giấm! Thứ trắng trắng mà
bạn hay đổ lên khoai tây chiên để ăn đó! George còn có thể ngửi thấy mùi
kẹo bông gòn, bánh mì nướng bơ tỏi và mùi của… cứt nữa. Ngoài ra, cậu ta
còn có thể ngửi thấy mùi thơm của quả anh đào và rất nhiều thứ khác. Tuy
nhiên…
Tuy nhiên, đằng sau những mùi thơm đó là mùi hôi thối của trận lũ, mùi
của những chiếc lá khô từ từ phân hủy và mùi của cái cống thoát nước tối tăm
và dơ bẩn nữa. Cái mùi đó nghe thật ẩm mốc và gớm ghiếc. Y chang mùi
dưới tầng hầm vậy.
“Chú biết là cháu có thể ngửi thấy mà,” George nói.
“Georgie, cháu có muốn lấy con thuyền này không hả?” Pennywise hỏi.
“Chú chỉ muốn hỏi lại bởi vì chú thấy cháu có vẻ như không còn muốn con
thuyền này nữa.” Ông ta giơ chiếc thuyền lên và mỉm cười. Pennywise mặc
một bộ com-lê rộng phùng phình màu trắng có đính những chiếc cúc áo màu
cam thật là to. Một chiếc cà vạt có màu xanh dương nổi bật và trẻ trung được
đeo trước ngực ông, và mỗi bàn tay ông đều có đeo một chiếc găng tay to
màu trắng, như cái mà chuột Mickey và vịt Donald hay đeo.
“Dạ có,” George đáp, nhìn vào cống thoát nước.
“Thế còn bong bóng? Cháu thích màu gì nè? Chú có màu đỏ, màu xanh lá
cây, màu vàng, màu xanh dương…”
“Chúng có bay lơ lửng được hong, chú?”
“Lơ lửng à?” Pennywise cười toét miệng. “Ồ, đương nhiên là chúng có thể
bay lơ lửng được, Georgie à. Và ở dưới đây, chú còn có kẹo bông, trái cây,
đậu phộng và nhiều thứ hấp dẫn khác nữa…”
George lấy tay với tới chiếc thuyền.
Tên hề tóm lấy cánh tay của cậu.
Và George thấy gương mặt của tên hề thay đổi.
Thứ mà George thấy sau đó đủ kinh khủng để khiến những con quái vật
mà cậu ta hay tưởng tượng ra dưới tầng hầm trở nên quá đỗi tầm thường; thứ
mà George thấy thực sự hủy hoại tâm hồn ngây thơ và trong sáng của cậu.
“Chúng lơ lửng,” thứ ở trong cống thoát nước hát nho nhỏ với giọng khàn
khàn và đặc quánh, rồi cười khúc khích. Nó nắm lấy cánh tay của George thật
chặt, rồi kéo cậu ta về phía bóng tối, nơi mà những dòng nước mưa gầm gừ,
hối hả chảy xuống và cuốn trôi những thứ bị tàn phá bởi cơn bão ra biển.
George ngoẹo cổ nhìn sang hướng khác, cố gắng kéo tay mình ra khỏi cái nơi
tối tăm và bẩn thỉu đó, và bắt đầu hét toáng lên trong sự hoang mang, kinh
hãi và hoảng hốt tột độ bên dưới trời mưa. Nước mắt của cậu chảy đầm đìa
trên đôi má xanh xao, hòa lẫn cùng với những giọt mưa đang rơi xuống. Cậu
bé đáng thương ngước mặt nhìn bầu trời xám xịt của mùa thu năm 1957 lần
cuối cùng trước khi chết. Tiếng la thất thanh của cậu vang lên cả một vùng
trời, nhưng không một ai đến cứu cậu cả. Tất cả những người dân sống trên
đường Witcham đều có thể nghe thấy tiếng hét, nhưng vì quá vô tâm, họ chỉ
đứng trong nhà nhìn George qua cửa sổ.
“Chúng lơ lửng,” nó gầm lên, “Chúng lơ lửng, Georgie, và một khi ngươi
ở dưới đây với ta, ngươi cũng sẽ lơ lửng thôi-“
Bả vai của George đập mạnh vào vách của lề đường và Dave Gardener,
người nghỉ làm ở công ty The Shoeboat vì trận lũ, thấy một đứa bé trong một
chiếc áo mưa màu vàng đang la hét và quằn quại dữ dội trong rãnh nước,
khuôn mặt cậu dính đầy bùn đất.
“Tất cả mọi thứ ở dưới đây đều lơ lửng,” cái giọng nói khàn khàn đó thì
thầm, và đột nhiên âm thanh của một thứ gì đó đang bị xé toạc ra vang lên và
những cơn đau đớn bất chợt ập tới dữ dội… George Denbrough không còn
biết điều gì hơn nữa.
Dave Gardener là người đầu tiên tới nơi George bị nạn, và mặc dù anh ta
đến đó chỉ có bốn mươi lăm giây sau tiếng hét đầu tiên thôi, nhưng George
Denbrough đã thực sự chết rồi. Gardener nắm lấy đằng sau chiếc áo mưa và
kéo cậu bé vào lòng đường… và bắt đầu hét lên khi xác của George lật ngược
lại. Phía bên trái của chiếc áo mưa đã được nhuộm một màu đỏ rực. Máu liên
tục chảy ra từ vết thương của cậu bé, hòa lẫn cùng với nước mưa, rồi chảy
xuống khe cống thoát nước. Một khúc xương nhỏ của cậu nhô ra khỏi mảnh
vải còn sót lại của ống tay áo, khiến anh ta khiếp đảm.
Đôi mắt của George không hề đóng lại mà nhìn chằm chằm lên bầu trời,
và trong lúc Dave bước đi chao đảo vì quá sốc và chuẩn bị để bỏ chạy hoảng
loạn, thì những giọt mưa bắt đầu đổ đầy bên trong chúng.
4 M
ột nơi nào đó bên dưới, trong cống thoát nước, nơi nước mưa đổ vào
gần đầy (có thể đã không có ai ở dưới đó, cảnh sát trưởng sẽ nói như thế với
phóng viên của tờ báo Derry News với tâm trạng vô cùng bực tức và đau
lòng), con thuyền của George trôi qua những căn hầm tối om và những hành
lang ảm đạm, nơi tiếng nước chảy qua nghe văng vẳng. Dòng nước bẩn trôi
đi thật nhanh mang theo xác của một con gà đã chết, cả người của nó chìm
xuống dưới nước và nó chỉ có một ngón chân duy nhất chĩa lên trần; rồi sau
đó, ở ngay chỗ giao nhau của các đường cống ở phía đông của thị trấn, xác
con gà bị dòng nước đẩy sang hướng bên trái, trong khi đó con thuyền của
George vẫn tiếp tục trôi theo đường thẳng.
Một tiếng sau, trong lúc mẹ George đang sợ thất thần trong phòng cấp cứu
ở bệnh viện Derry và trong lúc Bill Cà Lăm đang ngồi im lặng trên giường
trong sự choáng váng tột độ và lắng nghe tiếng ba cậu khóc nức nở trong
phòng khách, nơi mẹ cậu đã chơi bản Für Elise lúc George ra khỏi nhà, thì
chiếc thuyền “phóng” qua cửa xả lũ như một viên đạn bắn ra từ họng súng,
rồi trôi từ từ trên một kênh đào và tới một nhánh sông nhỏ không tên. Hai
mươi phút sau, khi chiếc thuyền trôi tới con sông lớn tên là Penobscot, thì
những đám mây đen chợt biến mất, để lại một bầu trời trong xanh và một mặt
trời sáng rực rỡ. Cơn bão đã chấm dứt.
Con thuyền lắc lư, nhúng xuống dòng nước vài lần và ướt sũng, nhưng nó
không bao giờ chìm; hai cậu bé nhà Denbrough đã thành công trong việc làm
cho nó không bị thấm nước. Tôi không biết con thuyền của George cuối cùng
đã trôi về đâu; có lẽ nó đã ra tới biển và trôi ở đó mãi mãi, giống như là một
chiếc thuyền thần tiên trong một câu chuyện cổ tích vậy. Tất cả những gì tôi
biết là con thuyền đó vẫn đang trôi lênh đênh và cố gắng vượt qua trận lũ khi
nó trôi ngang qua ranh giới của thị trấn Derry, và từ đó trôi vào quên lãng.
IT – NÓ
Stephen King
www.dtv-ebook.com
Phần 1: Bóng Tối Quá Khứ – Chương 2
CHƯƠNG 2: SAU LỄ HỘI (1984)
1 L
ý do mà Adrian có chiếc nón (bạn trai của anh ta sẽ nói điều này sau với
cảnh sát trong nước mắt) là bởi vì anh ta thắng được nó ở gian hàng Pitch Til
U Win trong một hội chợ được tổ chức ở công viên Bassey sáu ngày trước
khi chết. Adrian thực sự tự hào khi có được nó.
“Ảnh đội cái nón đó là vì ảnh yêu cái thị trấn chó chết này!” người yêu
của Adrian, tên là Don Hagarty, hét vào mặt cảnh sát.
“Nè, nè-anh không cần phải dùng từ đó để nói đâu,” viên cảnh sát Harold
Gardener nói với Hagarty. Harold Gardener thực chất là một trong bốn người
con trai của Dave Gardener. Vào cái hôm định mệnh ấy, hôm mà ba của anh
phát hiện ra thi thể của cậu bé xấu số George Denbrough chỉ có một cánh tay,
Harold Gardener chỉ mới có năm tuổi thôi. Gần hai mươi bảy năm trôi qua,
anh ta giờ đây đã được ba mươi hai tuổi và hiện đang có một cái đầu trọc lóc,
không còn cọng tóc nào hết. Harold Gardener nhận thấy được nỗi đau tột
cùng mà Don Hagarty phải trải qua, và đồng thời nhận ra rằng thật khó để
cảm nhận được nỗi đau đó một cách nghiêm túc. Người đàn ông này-nếu như
bạn muốn gọi anh ta là một người đàn ông-tô son, trét phấn và mặc một chiếc
quần bó, ôm sát vào cặp giò tới nỗi bạn có thể thấy được những vết nhăn của
“cậu nhỏ”. Khổ hay không khổ, đau đớn hay không đớn đau, dù gì đi chăng
nữa thì anh ta cũng chỉ là một người đồng tính mà thôi. Giống như người yêu
của anh ta, Adrian Mellon.
“Bây giờ, anh hãy nói tôi nghe lại xem,” viên cảnh sát Jeffrey Reeves,
đồng nghiệp của Harold, nói. “Hai người bước ra khỏi quán bar Falcon và
hướng thẳng về phía con kênh. Rồi sao nữa?”
“Tôi phải nói bao nhiêu lần nữa thì mấy người mấy hiểu hả?” Hagarty tiếp
tục hét to. “Chúng đã giết ảnh! Chúng nó đã quăng ảnh ra khỏi cây cầu đó và
coi đây chỉ là một chuyện bình thường!” Don Hagarty bắt đầu khóc.
“Một lần nữa,” Reeves kiên nhẫn lặp lại câu nói. “Anh cùng người yêu
bước ra khỏi quán bar Falcon rồi sao nữa?”
2 T
rong phòng thẩm vấn nằm ở cuối dãy hành lang, hai viên cảnh sát Derry
đang nói chuyện với Steve Dubay, mười bảy tuổi; trong văn phòng của thư
ký chứng thực ở tầng trên, hai viên cảnh sát khác đang tra hỏi John “Webby”
Garton, mười tám tuổi; và trong văn phòng của vị cảnh sát trưởng ở tầng
năm, cảnh sát trưởng Andrew Rademacher và công tố viên Tom Boutillier
đang tra hỏi Christopher Unwin, mười lăm tuổi. Unwin, người đang mặc một
chiếc quần jeans màu nhạt, một chiếc áo thun ướt đẫm mồ hôi và một đôi
boot, đang rơi lệ. Rademacher và Boutillier bắt giữ Unwin là bởi vì họ đã
kiểm chứng và xác nhận rằng cậu ta chính là sự liên kết trong chuỗi sự kiện.
“Bắt đầu lại một lần nữa nào,” Boutillier và Jeffrey Reeves đều nói câu
này cùng lúc với nhau mặc dù hai người đang ở khác lầu.
“Tụi tui không cố ý giết anh ấy,” Unwin khóc sướt mướt. “Tất cả cũng chỉ
vì cái nón hết. Tụi tui không thể tin được anh ấy vẫn tiếp tục đội cái nón đó
sau những gì Webby đã nói ngay từ lúc đầu. Nên tui đoán là tụi tui chỉ muốn
dọa anh ấy chút thôi.”
“Vì những gì anh ấy nói,” cảnh sát trưởng Rademacher nói xen vào.
“Dạ đúng.”
“Với John Garton, vào buổi chiều ngày mười bảy.”
“Dạ đúng, với Webby.” Unwin òa khóc. “Nhưng hồi đó, tụi tui cũng hay
giúp đỡ mỗi khi thấy Adrian gặp rắc rối… ít nhất tui và Stevie Dubay còn làm
việc đó… tụi tui không hề cố ý giết anh ấy!”
“Thôi nào, Chris, đừng tỏ ra ngây thơ vô tội nữa,” Boutillier nói. “Chính
cậu đã quăng thằng bê đê xuống con kênh đó.”
“Dạ đúng, nhưng mà-“
“Và chính cậu và hai người bạn của cậu đã tự động đến đây để thú tội.
Cảnh sát trưởng Rademacher và tôi đây vô cùng cảm kích việc làm tự giác
đó. Có đúng như vậy không, Andy?”
“Chắc chắn rồi. Phải dũng cảm lắm mới thú tội được như vậy, Chris.”
“Vì thế nên kể từ giờ phút này, cậu đừng có mà chối tội nữa, kẻo lại mang
họa nữa đấy. Cậu đã nảy sinh ý định giết anh ta ngay từ giây phút cậu thấy
hai người đó bước ra từ quán bar Falcon, có đúng như vậy không?”
“Không đúng!” Chris Unwin phản đối kịch liệt.
Boutillier móc một gói thuốc lá Marlboros từ trong túi áo, rút một điếu ra
và ngậm nó trong miệng. Anh ta chìa gói thuốc ra cho Unwin. “Cậu có muốn
một điếu không?”
Unwin lấy ra một điếu. Boutillier quẹt một que diêm và từ từ châm lửa
vào đầu điếu thuốc của Unwin. Anh ta có thể cảm nhận được đôi môi của
Unwin đang run cầm cập.
“Khi cậu nhìn thấy anh ta, cậu có để ý anh ta có đội cái nón đó hay
không?” Rademacher hỏi.
Unwin cúi đầu xuống, khiến mái tóc dài ướt đẫm mồ hôi che đi đôi mắt
của cậu. Cậu ta phì phò thở khói thuốc ra khỏi mũi, rồi lấy tay sờ vào những
hạt mụn đầu đen trên sống mũi.
“Dạ có,” cậu ta nói nhẹ nhàng đến nỗi Boutillier không nghe thấy.
Boutillier ngả người về phía trước, đôi mắt màu nâu của anh ta lấp lánh.
Mặc dù khuôn mặt của Boutillier trông có vẻ hung dữ nhưng giọng nói của
anh ta lại rất dịu dàng. “Cậu nói gì, Chris?”
“Tui nói có. Tui đoán tui có thấy anh ta đội chiếc nón. Và phải, tui đã ném
anh ta xuống con kênh, nhưng thực chất tui không hề muốn anh ấy chết.” Cậu
ta ngước mặt lên để nhìn hai người, khuôn mặt toát lên vẻ sợ hãi và đáng
thương. Unwin vẫn không thể hiểu được những sự thay đổi kì lạ xảy đến
cuộc đời của cậu kể từ khi cậu ta rời khỏi nhà để tham gia lễ hội Derry’s
Canal Days cùng với hai người bạn lúc bảy giờ rưỡi chiều. “Tui không hề
muốn anh ấy chết!” cậu ta lặp lại câu nói. “Và cái gã lạ mặt ở dưới cây cầu
đó… tui vẫn không biết gã đó là ai.”
“Gã đó là ai vậy hả?” Rademacher hỏi, tỏ ra không hứng thú mấy. Cả hai
người đều đã nghe nói về gã lạ mặt này rồi, nhưng không một ai tin cả-họ
nghĩ sớm muộn gì kẻ bị buộc tội giết người sẽ luôn đổ thừa cho một nhân vật
bí ẩn nào đó mà hắn tưởng tượng ra.
“Gã đó mặc đồ và hóa trang như một thằng hề vậy,” Chris Unwin rùng
mình nói. “Gã đó còn cầm vài quả bong bóng nữa.”
3
Lễ hội Canal Days (kéo dài từ ngày mười lăm cho tới ngày hai mươi mốt
tháng bảy) đã thành công rực rỡ, và hầu hết những người dân ở Derry đều
đồng ý và cho rằng lễ hội đó đã vực dậy tinh thần người dân, làm nổi bật hình
ảnh của thị trấn, và nhiều thứ khác nữa. Lễ hội kéo dài một tuần này được tổ
chức nhằm kỷ niệm một trăm năm ngày mở kênh đào Canal để nước chảy
qua trung tâm thị trấn. Nhờ con kênh đó mà người dân nơi đây mới vận
chuyển và buôn bán gỗ dễ dàng hơn từ năm 1884 tới năm 1910; và cũng nhờ
con kênh đó mà cuộc sống của người dân trở nên tốt đẹp hơn.
Cả thị trấn được trang hoàng lộng lẫy từ đông sang tây và từ bắc sang
nam. Những cái ổ gà mà hay bị người dân phàn nàn suốt hơn mười năm nay
cuối cùng cũng đã được lấp đầy, khiến tất cả con đường giờ đây đều trở nên
bằng phẳng, trơn láng và đẹp. Những tòa nhà trong thị trấn được tân trang lại
đàng hoàng ở bên trong, và được sơn lại ở bên ngoài. Những hình vẽ graffiti
và những dòng chữ ghê tởm trong công viên Bassey-đa số toàn là biểu hiện
sự kì thị và chống đối người đồng tính, chẳng hạn như câu ĐỊT MẸ NGƯNG
PHÁN TÁN AIDS VÀ CHẾT HẾT ĐI LŨ BÊ ĐÊ THỐI THA!!-đều đã được
xóa khỏi những băng ghế và lan can của cây cầu gỗ (có tên là Kissing Bridge)
bắc qua con kênh Canal.
Bảo tàng Canal Days được mở bên trong ba cửa hàng còn trống không
chưa có ai kinh doanh, và được lấp đầy những cổ vật bởi một nhà sử học
nghiệp dư và đồng thời cũng là một thủ thư tên là Michael Hanlon. Một gia
đình, một dòng họ lâu đời nhất Derry đã cung cấp cho viện bảo tàng hầu hết
những cổ vật vô giá của họ, và trong suốt một tuần lễ hội, gần bốn mươi ngàn
khách tham quan trả hai mươi lăm cent chỉ để ngắm nhìn thực đơn của những
nhà hàng vào những năm 1890, đồ chơi con nít vào những năm 1920, và gần
hai mươi ngàn bức ảnh và chín cuộn phim nói về cuộc sống của người dân
Derry suốt một trăm năm.
Viện bảo tàng được tài trợ bởi Hội Liên hiệp Phụ nữ Derry, và chính cái
hội này đã không chấp nhận một số vật mà Hanlon đề xuất trưng bày (ví dụ
như là cái ghế xích dùng để tra tấn con người vào những năm 1930) và những
bức ảnh (ví dụ như là những bức nói về nhóm du côn Bradley sau trận đấu
súng nổi tiếng). Mặc dù không có những thứ đó nhưng mọi người ai cũng cho
rằng viện bảo tàng này rất thú vị và gặt hái được nhiều thành công, đó là vì
chẳng ai thèm coi ba cái thứ gớm ghiếc và đẫm máu đó cả. Làm nổi bật
những thứ hoa mỹ và loại bỏ những thứ xấu xí khiến cuộc sống của chúng ta
trở nên tốt đẹp hơn.
Ở trong công viên Bassey có dựng một cái lều khổng lồ kẻ sọc, trong đó
có bán rất nhiều đồ ăn và thức uống, và hằng đêm ở đó còn tổ chức chương
trình ca nhạc trẻ nữa. Ngoài ra, ở công viên Bassey còn có khánh thành một
khu vui chơi mới nữa, và ở đó có tàu lượn siêu tốc của Smokey’s Greater
Shows và rất nhiều trò chơi thú vị được tổ chức bởi những người dân địa
phương. Đặc biệt, một chiếc xe hơi chạy bằng điện cứ mỗi tiếng chở du
khách đi vòng quanh những địa điểm mang tính chất lịch sử của thị trấn, sau
đó dừng lại ở gần một chiếc hộp thả tiền dễ thương (đây là một loại trò chơi
phổ biến ở phương Tây, khi người chơi đứng bên trong chiếc hộp, tiền sẽ thổi
ra từ đầu này sang đầu kia của chiếc hộp, người chơi sẽ phải cố nắm lấy
những tờ tiền nhiều nhất có thể trong một khoảng thời gian nhất định).
Và đây chính là nơi Adrian Mellon thắng được cái nón chết người đó. Nó
là một chiếc nón giấy chóp cao màu đen có gắn một bông hoa và để dòng chữ
I <3 DERRY!
4 “T
ôi mệt quá rồi,” John “Webby” Garton nói. Cũng giống như hai đứa
bạn, cậu ta bắt chước vẻ mơ màng của ca sĩ Bruce Springsteen mặc dù không
bao giờ ưa ông ta, cậu ta thậm chí còn gọi Springsteen là một thằng hèn hay
một thằng bê đê, nhưng nếu có ai hỏi Webby thần tượng ca sĩ hay nhóm nhạc
rock nào nhất thì chắc chắn, cậu ta sẽ hô hào tuyên bố mình thích nhóm Def
Lappard, Twisted Sister, hoặc Judas Priest nhất. Webby mặc một chiếc áo
thun màu xanh dương, hai tay áo của cậu bị xé toạc, để lộ ra hai cánh tay cơ
bắp. Mái tóc màu nâu của cậu che mất đi một con mắt-riêng cái điểm này thì
giống với nhạc sĩ John Cougar Mellencamp hơn là ca sĩ Springsteen. Trên cả
hai cánh tay của cậu đều có những hình xăm màu xanh-dường như chúng là
biểu tượng cho cái gì đó, nhưng mà nhìn như do con nít vẽ vậy. “Tôi không
muốn nói nữa.”
“Kể cho chúng tôi nghe về buổi chiều hôm thứ ba ở hội chợ đi,” Paul
Hughes nói. Hughes cảm thấy mệt mỏi, sốc và khiếp đảm bởi vì anh ta cứ
tưởng tượng rằng lễ hội Derry Canal Days kết thúc với một sự kiện kinh
hoàng mà mọi người ai cũng đã biết trước nhưng không một ai dám đưa nó
vào danh sách chương trình của những sự kiện. Nếu như chuyện anh ta tưởng
tượng ra hoàn toàn có thật và những người đó dám đưa sự kiện kinh hoàng
này vào danh sách, thì có lẽ danh sách đó sẽ như thế này:
Thứ bảy, 9:00 P.M.: Buổi trình diễn ca nhạc cuối cùng gồm có ban nhạc
của trường trung học Derry và ban nhạc Barber Shop Mello-Men.
Thứ bảy, 10:00 P.M.: Trình diễn bắn pháo bông.
Thứ bảy, 10:35 P.M.: Buổi lễ hiến tế Adrian Mellon chính thức kết thúc lễ
hội Canal Days.
“Địt mẹ cái hội chợ,” Webby trả lời.
“Hay cậu kể cho chúng tôi nghe về những gì cậu đã nói với Mellon và
những gì anh ấy đã nói với cậu đi.”
“Lạy hồn.” Webby đảo đôi mắt.
“Thôi nào, Webby,” cộng sự của Hughes nói.
Webby lại đảo mắt và bắt đầu kể một lần nữa.
5 G
arton thấy hai người, Mellon và Hagarty, ỏng ẹo nắm tay nhau và cười
khúc khích như mấy đứa con gái vậy. Thực sự ngay lúc đầu, cậu ta còn tưởng
cả hai người đều là con gái thật mới ghê chứ. Sau đó, Garton nhận ra Mellon,
người đã bị cậu ta nhắm tới trước đó. Trong lúc Garton đang theo dõi thì cậu
ta chợt thấy Mellon xoay người về phía Hagarty… rồi cả hai người hôn nhau
đắm đuối.
“Bà mẹ nó, chắc tao ói ngay đây luôn quá!” Webby kêu lên trong sự kinh
tởm.
Chris Unwin và Steve Dubay đều có mặt ở đó cùng với cậu ta. Khi
Webby chỉ tay vào Mellon, Steve Dubay nói cậu ta nghĩ rằng cái thằng bê đê
đi bên cạnh Mellon tên là Don gì đó, và nói rằng cậu ta đã cử một đứa nhóc
từ Derry High hitching để xử lý Don.
Mellon và Hagarty bắt đầu di chuyển về phía ba người một lần nữa, họ rời
khỏi gian hàng Pitch Til U Win và tiến tới lối ra khỏi khu vui chơi. Webby
Garton thực sự rất muốn thưa với cảnh sát Hughes và Conley về việc “niềm
tự hào công dân” của cậu ta bị xúc phạm khi cậu ta nhìn thấy một thằng bê đê
chó chết mang một cái nón có để dòng chữ I <3 DERRY. Thật là nực cười,
cái nón đó-chỉ là một tờ giấy lớn gấp lại, bắt chước trở thành một chiếc nón
chóp cao, đã vậy còn gắn thêm một bông hoa bên cạnh nữa. Cái nón buồn
cười đó dường như đang xúc phạm đến niềm tự hào công dân của Webby
nhiều hơn nữa.
Trong lúc Mellon và Hagarty đi ngang qua, tay nắm chặt tay bên hông,
Webby Garton hét lên: “Tao sẽ cho mày nuốt cái nón đó, thứ chó chết!”
Mellon nhìn Garton, chớp mắt liên tục như đang tán tỉnh và nói: “Nếu
cưng muốn nuốt thứ gì đó, cứ nói với chị. Chị sẽ tìm cho cưng thứ gì đó ngon
hơn cái nón này nhiều.”
Vào lúc này, Webby Garton quyết định sẽ “sắp xếp” lại khuôn mặt của
thằng bê đê đó. “Địa hình” khuôn mặt của Mellon sẽ như thế này: đồi núi sẽ
cao hơn nữa và từng mảng lục địa sẽ tách ra và trôi đi. Và sẽ không có ai chê
khuôn mặt đó tệ cả. Không một ai hết.
Webby tiến về phía Mellon. Người yêu của Mellon biết có chuyện chẳng
lành sắp xảy đến nên cố gắng kéo Mellon đi, nhưng Mellon lại không chịu
nhúc nhích một tí nào, anh ta cứ đứng đó và mỉm cười. Garton muốn thưa với
cảnh sát Hughes và Conley về việc anh ta chắc chắn rằng Mellon đang phê
thuốc hay đang phê cái gì đó. Hagarty sẽ xác nhận điều này là hoàn toàn đúng
nếu như được cảnh sát Gardener và Reeves hỏi. Mellon thực sự bị phê cả
ngày trời bởi món bánh bột chiên đường có trét mật ong mà anh ta mua ở khu
vui chơi. Vì thế nên cho tới bây giờ, anh ta vẫn chưa nhận ra những lời
Webby nói đều là để hăm dọa.
“Tôi xin lỗi,” Don nói, anh ta lấy ra một chiếc khăn giấy để chùi đi phấn
trên đôi mắt của mình. “Adrian ăn nói hơi hàm hồ một chút. Ảnh lúc nào
cũng tỏ ra lạc quan và yêu đời nên mới nói đùa như vậy, chứ ảnh không có ý
gì xấu đâu.”
Mellon đã có thể bị ăn đập ngay tại chỗ nếu như Garton không cảm giác
được thứ gì đó đang gõ vào khuỷu tay mình. Đó là một cây gậy cảnh sát. Cậu
ta quay đầu lại và thấy cảnh sát Frank Machen, một thành viên khác của bộ
phận Cảnh sát Nhân dân.
“Này, cậu kia,” Machen nói với Garton. “Để yên cho mấy thằng bê đê này
dùm cái. Cậu không muốn ngồi tù ngay vào dịp lễ này, đúng chứ?”
“Chú có nghe hắn gọi tôi là gì không?” Garton tức giận hỏi. Cậu ta cố
gắng lôi Unwin và Dubay vào chuyện này-cả hai người đó ngửi thấy mùi rắc
rối sắp đến nên họ cố thúc giục Garton bỏ đi, nhưng Garton lại nhún vai và sẽ
cho họ mỗi người cú đấm nếu như họ không làm theo ý của cậu ta. “Lòng tự
trọng đàn ông” của Garton bị sỉ nhục tới nỗi cậu ta nổi điên lên và muốn trả
thù hai gã bê đê kia. Không một ai nói cậu ta tệ cả. Không một ai hết.
“Tôi có nghe anh ta gọi cậu là gì đâu,” Machen trả lời. “Tôi chỉ nghe cậu
gây sự với anh ta trước thôi. Còn bây giờ, cậu vui lòng rời khỏi đây dùm. Tôi
không muốn nhắc hoài đâu.”
“Hắn ta gọi tôi là thằng bê đê!”
“Và cậu sợ cậu bị vậy thật à?” Machen hỏi, dường như thực sự quan tâm
đến, và Garton đỏ mặt.
Trong lúc hai người đang đối đáp gay cấn thì Hagarty cố gắng làm đủ mọi
cách để kéo Adrian Mellon ra khỏi nơi đó. Một lúc sau, cuối cùng, Mellon
mới chịu rời đi.
“Bái bai nhe, người yêu dấu!” Adrian chào tạm biệt một cách vui vẻ.
“Im đi, thằng hèn,” Machen nói. “Biến dùm đi.”
Garton nhào tới Mellon, và Machen cản cậu ta lại.
“Tôi có thể tống cậu vô tù đấy, anh bạn trẻ,” Machen nói, “và cái cách cậu
đang hành xử có thể khiến cậu đi tù đấy.”
“Lần sau gặp mày, tao sẽ cho mày nhừ xương!” Garton hét lên đằng sau
cặp đôi, và những người xung quanh hướng mắt về phía cậu ta và nhìn chằm
chằm. “Và nếu như mày mà còn đội cái nón đó nữa, tao thề tao sẽ băm mày
thành trăm mảnh, thằng chó đẻ! Cái thị trấn này không chứa chấp lũ bê đê
chó chết như chúng mày đâu! Khôn hồn thì cút con mẹ chúng mày đi!”
Mellon bước đi, không hề ngoảnh đầu lại, anh ta giơ bàn tay trái mình lên
cao và vẫy để những ngón tay lắc qua lắc lại-cả bộ móng của anh sơn màu
hồng-và đồng thời, anh ta còn bước đi nhún nhảy nữa. Garton lại nhào tới
Mellon một lần nữa.
“Một bước nữa hay một chữ nữa từ miệng cậu là tôi cho cậu đi tù đấy
nhé,” Machen nhẹ nhàng nói. “Tin tôi đi, anh bạn, tôi nói là làm thật đấy.”
“Thôi nào, Webby,” Chris Unwin bứt rứt nói. “Bình tĩnh lại đi.”
“Bộ chú thích mấy thằng bê đê đó lắm hả?” Webby hỏi Machen, cậu ta
hoàn toàn mặc kệ Chris và Steve. “Hả?”
“Về những người bê đê, đồng tính luyến ái đó thì tôi thấy hoàn toàn bình
thường, tôi không thích và cũng không ghét họ,” Machen nói. “Cái mà tôi
thích và đang cần chính là hòa bình và sự yên tĩnh, nhưng cậu đã gây rối cho
chúng, anh bạn trẻ à. Còn bây giờ, cậu có muốn đi một vòng với tôi không
hay sao?”
“Đi thôi nào, Webby,” Steve thì thầm. “Đi mua cái gì đó để ăn đi. Hot dog
có vẻ được đó.”
Webby rời đi, cố gắng làm cho chiếc áo của mình hết nhăn nhúm, rồi lấy
tay vén phần tóc mái sang một bên. Machen, người đưa ra báo cáo vào buổi
sáng sau khi Adrian Mellon chết, nói: Điều cuối cùng tôi nghe Webby nói
trong lúc cậu ta và đám bạn rời đi là, “Lần sau gặp nó, tao sẽ cho nó tan xác
luôn.”
6 “L
àm ơn đi, tôi cần phải nói chuyện với mẹ tôi ngay bây giờ,” Steve
Dubay nói lần thứ ba. “Tôi cần phải kêu bả nói chuyện với cha dượng tôi để
ổng bớt nổi nóng lại, nếu không thì ổng sẽ cho tôi một trận nhừ tử khi tôi về
tới nhà.”
“Chút nữa đi,” cảnh sát Charles Avarino nói với cậu ta. Avarino và đồng
nghiệp của anh, Barney Morrison đều biết rằng Steve Dubay sẽ không được
về nhà vào tối nay và cũng có thể mấy đêm sau, cậu ta cũng sẽ không được
về. Steve dường như không thể thấy được mức độ nghiêm trọng của tội giết
người lớn cỡ nào, và Avarino chắc chắn sẽ không hề ngạc nhiên khi có ai đó
nói với anh ta rằng Dubay bỏ học lúc mười sáu tuổi. Vào thời điểm trước khi
Dubay bỏ học, cậu ta vẫn còn là học sinh của trường trung học Water Street.
Chỉ số IQ của Dubay chỉ có 68 thôi, dựa trên bài kiểm tra Wechsler cậu đã
làm vào một trong ba lần ở lại lớp bảy.
“Cậu kể cho chúng tôi nghe chuyện gì đã xảy ra lúc cậu nhìn thấy Mellon
bước ra từ quán bar Falcon đi,” Morrison nói.
“Không được. Tốt nhất tôi không nên nói cho mấy chú nghe.”
“Ơ, tại sao lại không?” Avarino hỏi.
“Tôi đã nói nhiều quá rồi còn gì.”
“Cậu vô đây là để nói chứ không phải để im,” Avarino nói. “Tôi nói vậy
có đúng không hả?”
“Ừ thì… đúng… nhưng mà…”
“Nghe này,” Morrison nói với giọng thật ấm, anh ta ngồi xuống chiếc ghế
để bên cạnh Dubay và đưa cậu ta một điếu thuốc lá đã được châm lửa. “Cậu
nghĩ tụi này thích bê đê lắm à?”
“Tôi cũng không biết nữa-“
“Bộ tụi này trông có vẻ như thích mấy tụi bê đê đó lắm hả?”
“Không, nhưng mà…”
“Chúng tôi là bạn cậu, Steve,” Morrison nói một cách long trọng. “Và tin
tôi đi, cậu và Chris và Webby bây giờ đang rất cần có những người bạn tốt và
hay giúp đỡ như chúng tôi. Bởi vì qua ngày hôm sau, những người đau khổ vì
cái chết của thằng bê đê đó sẽ đến đây để đòi lấy mạng của mấy cậu đấy.”
Steve Dubay trông có vẻ hoảng sợ một chút. Avarino, người gần như có
thể đọc được suy nghĩ trong đầu Steve, nghi ngờ cậu ta đang nghĩ về người
cha dượng một lần nữa. Và mặc dù Avarino không hề thích cái cộng đồng
LGBT gì đó ở Derry-cũng như mấy viên cảnh sát khác trong thị trấn, anh ta
sẽ rất là vui nếu được nhìn thấy quán bar Falcon đóng cửa mãi mãi-anh ta có
thể sẽ rất là hân hoan khi được chở Dubay về nhà cậu ta. Thực chất, anh ta có
thể sẽ rất là vui nếu như được nắm tay Dubay trong lúc người cha dượng
đánh cho cậu ta nhừ xương. Avarino không hề thích bê đê, ô môi, nhưng điều
đó không có nghĩa anh ta tin rằng những người đó đáng bị tra tấn và giết hại.
Mellon bị giết chết một cách dã man. Khi vớt xác của Mellon từ phía bên
dưới cây cầu lên, người ta phát hiện đôi mắt của anh ta mở to, toát lên vẻ sợ
hãi tột độ. Và cái thằng nhóc Dubay này vẫn không hiểu được mình đã gây ra
chuyện gì.
“Tụi tôi không cố ý giết anh ta,” Steve lặp lại một lần nữa. Và đây là câu
nói cậu ta hay dùng mỗi khi trở nên hơi bối rối.
“Đừng có lôi thôi nữa,” Avarino nói một cách tha thiết. “Cậu hãy khai
thành thật tất cả mọi thứ đi rồi cậu sẽ được yên ổn. Việc nói ra sự thật sẽ
không khiến cậu mất mát gì đâu. Tôi nói vậy có đúng không hả, Barney?”
“Đúng quá rồi còn gì,” Morrison đồng ý.
“Tôi nhắc cậu lại một lần nữa nhé, hãy kể cho chúng tôi nghe những gì
cậu biết đi,” Avarino ráng thuyết phục Steve.
“Ừ thì…” Steve nói, và sau đó, từ từ bắt đầu kể.
7 K
hi quán bar Falcon mở cửa vào năm 1973, Elmer Curtie nghĩ rằng đa số
khách hàng của ông ta là những người thường hay đi xe buýt-bến xe buýt kế
bên quán bar phục vụ ba tuyến đường khác nhau: Trailways, Greyhound, và
Aroostook County. Điều duy nhất ông ta không nhận ra đó là trong số những
hành khách đi xe buýt, có bao nhiêu người là phụ nữ, đàn ông và có bao
nhiêu gia đình có dắt theo trẻ nhỏ. Rất nhiều khách hàng của ông ta mua vài
chai bia, bỏ vô cặp rồi rời đi nhưng họ không hề leo lên bất kì chiếc xe buýt
nào cả. Những người mà có đi xe buýt thường là bộ đội hay lính hải quân, họ
đơn thuần chỉ uống một hay hai cốc bia rồi bỏ đi thật nhanh mà thôi-ngay cả
chính bạn cũng không thể nhậu nhẹt gì được trong mười phút đợi xe buýt tới.
Curtie bắt đầu nhận ra một vài sự thật phũ phàng đó vào năm 1977, nhưng
lúc đó đã quá muộn: thuế má đổ ập lên đầu và ông ta không còn cơ hội nào
để dời quán bar của mình sang nơi khác được nữa. Cái ý tưởng đốt quán bar
để được tiền bảo hiểm chợt lóe sáng trong đầu của Curtie, nhưng việc làm
này rất có thể sẽ khiến ông ta đi tù mọt gông vì tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
trừ khi ông ta mướn một chuyên gia có kinh nghiệm trong việc bí mật lên kế
hoạch đốt cháy quán bar… nhưng chỉ có điều là ông ta không biết phải mướn
mấy người đó ở đâu cả.
Vào tháng hai năm đó, Curtie quyết định sẽ theo dõi tình hình quán bar
của mình như thế nào cho tới ngày bốn tháng bảy; nếu tình hình quán không
mấy khả quan, ông ta chỉ việc đơn giản bước sang bến xe buýt bên cạnh, leo
lên một chiếc và đi tới Florida để xem coi ở đó có cơ hội làm ăn gì không.
Nhưng không ngờ, trong vòng năm tháng sau đó, quán bar của ông chợt
làm ăn phát đạt, tiền vô như nước sông Đà. Curtie quyết định sửa sang lại
quán cho mới: ông ta sẽ sơn toàn bộ bên trong quán màu đen và vàng, và
trang trí quán với những con thú nhồi bông dễ thương (người anh trai của
Elmer Curtie từng là chuyên gia làm thú nhồi bông, và Elmer được nhận
những thứ này sau khi người anh chết đi). Bình thường Curtie chỉ có sáu
mươi chai bia để bán và mỗi tối chỉ bán được hai mươi ly bia mà thôi, nhưng
giờ đây, ông ta có tới tám mươi chai bia để bán và mỗi tối bán được cả trăm
ly bia… rồi trăm hai chục ly… lâu lâu bán được tới trăm sáu chục ly lận.
Khách hàng của ông ta đa số là đàn ông, còn trẻ, có học thức. Chỉ có điều
là trong số họ có rất nhiều người ăn mặc quái dị và khác thường, nhưng sẵn
đây nói luôn, trong khoảng thời gian năm đó, gu ăn mặc dị thường như vậy là
chuyện bình thường, và Elmer Curtie không ngờ rằng khách quen của ông
hầu như toàn là đồng tính không, mãi cho đến năm 1981 thì ông mới nhận ra.
Nếu như người dân ở Derry mà nghe Curtie nói rằng ông không hề biết điều
này mãi cho tới năm 81, thì họ sẽ cười cho thúi mặt-nhưng tôi đảm bảo
những lời nói của ông ta hoàn toàn đúng. Lý do là vì trong cuộc sống, Curtie
luôn là người nắm bắt tin tức chậm trễ nhất, chẳng hạn như chuyện ông ta
không hề biết bà vợ của mình hay đi ngoại tình với người khác, mãi cho đến
một lúc nào đó khi mọi người ai cũng biết hết rồi thì ông ta mới biết… và đến
khi Curtie biết hết mọi chuyện rồi thì ông ta không còn quan tâm gì nữa.
Quán bar của Curtie vẫn làm ăn suôn sẻ và được biết tới là nơi duy nhất ít khi
nào có xảy ra đánh lộn, trong khi đó bốn cái quán bar khác trong thị trấn thì
hoàn toàn ngược lại. Quán Falcon không hề có vụ đánh ghen nào xảy ra hết,
và dường như những khách hàng (đồng tính) ở đây đã biết được làm sao để
“đến với nhau” hay “quan hệ lén lút” mà không bị người yêu khác giới biết.
Một khi Curtie hiểu rõ “giới tính” khách hàng của mình, dường như đi đâu
ông ta cũng nghe được những câu chuyện không có thật về quán bar của ôngngười dân ở Derry đã truyền tai nhau những câu chuyện này mấy năm rồi,
nhưng đến năm 81 thì Curtie không còn nghe thấy chúng nữa. Ông ta nhận ra
những người đồn thổi mấy chuyện tào lao này không bao giờ dám đặt chân
vào quán bar Falcon vì họ sợ bị khách trong quán quýnh cho bầm đầu hay sao
ấy
. Tuy nhiên, cũng có một số chuyện mà họ không thể kể ra.
Theo như lời đồn, bạn có thể vô quán bar này vào bất cứ đêm nào và bạn
sẽ được tận mắt chứng kiến bê đê khiêu vũ với nhau, thủ dâm ngay tại sàn
nhảy; bê đê hôn nhau kiểu Pháp; bê đê “chịch” nhau ngay trong nhà vệ sinh.
Nếu như bạn muốn “hưởng thụ” thì hãy tìm đến căn phòng ở phía trong cùng
quán-trong đó có một anh bạn già mặc một bộ đồng phục dành cho phát xít
Đức, anh ta sẽ rất hân hạnh nếu như được “phục vụ” bạn.
Thực chất, những lời đồn đại đó không hề đúng. Rất người từ bến xe buýt
vô đây để uống vài ly bia hay cocktail nhưng họ không hề thấy quán có gì là
bất thường cả-đương nhiên là trong quán có khá là nhiều đàn ông nhưng điều
đó không khiến quán khác biệt so với những quán bar khác trong nước.
Khách hàng trong quán Falcon đa số là đồng tính luyến ái, nhưng đồng tính
không phải là từ đồng nghĩa cho từ “ngu ngốc.” Những người đồng tính, nếu
họ thích sống một cách hơi quái dị một chút, họ có thể đến Portland. Nếu họ
thích “bung lụa” và sống theo cách dị thường, thì họ có thể tìm đến New
York hoặc Boston. Derry là một thị trấn nhỏ và mặc dù cộng đồng LGBT ở
đó không lớn, nhưng nó vẫn tồn tại theo năm tháng.
Don Hagarty là khách quen của quán bar Falcon được hai hay ba năm gì
rồi trước cái đêm anh gặp Adrian Mellon lần đầu tiên vào tháng ba năm 1984.
Trước khi gặp Mellon, Hagarty hẹn hò và qua đêm rất nhiều người đàn ông,
nhưng anh ta không hề yêu ai cả. Đến tháng tư, ông chủ của quán bar Falcon
nhận ra Hagarty và Mellon đang yêu nhau.
Hagarty là người chuyên vẽ sơ đồ thiết kế cho máy móc và anh ta hiện
đang có công ăn việc làm ổn định ở Bangor. Còn Adrian Mellon là một nhà
văn tự do, anh ta có thể viết những gì mình thích và đăng lên khắp các tạp
chí. Mellon hiện đang viết một cuốn tiểu thuyết cho riêng mình, nhưng anh ta
lại không dành hết quyết tâm để hoàn thành nó-anh ta thực chất đã bắt đầu
viết từ hồi anh ta còn là sinh viên cao đẳng năm thứ ba, đến giờ đã được
mười hai năm rồi vậy mà vẫn chưa xong.
Mellon đến Derry để tìm hiểu và viết về con kênh Canal-đây là công việc
mà anh ta được giao cho bởi New England Byways, một tạp chí được xuất
bản rộng rãi ở Concord và ra số mới hai lần một tháng. Adrian Mellon nhận
công việc này là vì anh ta nghĩ mình đủ sức thu thập được tất cả các thông tin
cần thiết để viết một bài nói về con kênh Canal cho tạp chí Byways chỉ trong
vòng năm ngày thôi, với lại anh ta cũng đang cần tiền để tiêu trong ba tuần
tới và mướn phòng ở Derry Town House. Trong suốt hai tuần khác, Mellon
có thể tìm kiếm thông tin để viết bốn bài khác cho tạp chí.
Nhưng trong khoảng thời gian ba tuần đó, Adrian Mellon gặp Don
Hagarty, và thay vì trở lại Portland khi thời hạn tìm kiếm thông tin để viết bài
chấm dứt, anh ta mướn một căn hộ chung cư ở đường Kossuth Lane và ở đó
chỉ có sáu tuần thôi. Sau đó, anh ta chuyển vô sống chung với Hagarty.
8 M
ùa hè năm ấy, Hagarty nói với Harold Gardener và Jeff Reeves, là mùa
hè tuyệt vời nhất trong đời anh ta-Hagarty nói rằng đáng lẽ anh ta nên tìm
hiểu và ngăn chặn chuyện này trước khi quá muộn; anh ta đáng lẽ nên biết
trước rằng ông trời không hề có mắt, ông ta đối xử với những người như anh
ta thật không công bằng.
Điều tệ nhất, Hagarty nói, chính là tình yêu mến thương của Adrian dành
cho Derry. Adrian thậm chí có một chiếc áo thun để dòng chữ MAINE
KHÔNG TỆ VÀ DERRY CŨNG THẾ! Anh ta còn có một chiếc áo khoác có
in hình con cọp của trường trung học Derry và cái nón kia nữa. Adrian khẳng
định anh ta thấy Derry là một nơi quan trọng và đầy sức sống, nó giúp anh ta
có thêm ý tưởng để viết ra nhiều thứ táo bạo. Nhưng giờ đây Adrian đã chết,
và vì một lý do nào đó mà Hagarty lấy cuốn tiểu thuyết của người yêu mình
ra khỏi chiếc rương của anh ta.
“Ảnh viết cuốn sách đó à?” Gardener hỏi Hagarty mặc dù không mấy
quan tâm.
“Đúng vậy-ảnh đã viết được vài trăm trang. Ảnh nói đây có thể là cuốn
tiểu thuyết dở nhất mà ảnh từng viết, nhưng giờ đây ảnh đã chết và nó sẽ mãi
mãi không được hoàn tất. Trước đó, ảnh dự định sẽ viết xong nó vào tháng
mười, đúng ngày sinh nhật ảnh. Adrian, ảnh tưởng ảnh hiểu tất cả mọi thứ về
Derry, nhưng ảnh đã thực sự sai lầm. Ảnh sống ở đây chỉ trong một khoảng
thời gian ngắn nên ảnh không biết gì về Derry là phải. Tôi đã cố gắng kể cho
ảnh nghe Derry khốn nạn như thế nào, nhưng ảnh không thèm nghe tôi.”
“Thế anh nghĩ Derry khốn nạn như thế nào hả, Don?” Reeves hỏi.
“Derry khốn nạn như thể xác của một con đĩ đã chết có một con sâu bò ra
khỏi lồn của ả ta,” Don Hagarty nói.
Cả hai viên cảnh sát trừng mắt nhìn anh ta trong sự sửng sốt và không nói
câu nào hết.
“Derry là một nơi cực kỳ tồi tệ,” Hagarty nói. “Và nó tệ chẳng khác gì là
một cái ống cống dơ dáy. Mấy anh đều là dân ở đây và sống ở đây gần như cả
cuộc đời rồi mà lại không biết Derry khốn nạn như thế nào sao?”
Không một ai trong hai viên cảnh sát trả lời hết. Một lúc sau, Hagarty tiếp
tục nói.
9 D
on đã từ lâu lên kế hoạch để rời khỏi thị trấn Derry, nhưng rồi Adrian
Mellon lại đột ngột xuất hiện trong cuộc đời Don khiến kế hoạch anh ta bị trì
hoãn. Don đã ở Derry ba năm rồi, chủ yếu là vì anh ta đã lỡ đồng ý ký bản
hợp đồng mướn một căn hộ chung cư dài hạn có tầm nhìn ra con sông tuyệt
đẹp, nhưng giờ bản hợp đồng đó sắp hết thời hạn và Don cảm thấy rất vui vì
điều đó. Như vậy là anh ta sẽ không còn phải vất vả đi từ nhà tới tận chỗ làm
ở Bangor và ngược lại. Và sẽ không còn bất cứ cảm giác kì cục nào về nơi đó
nữa-Don đã từng nói với Adrian rằng anh ta luôn cảm giác ở Derry lúc nào
cũng là một giờ chiều. Có thể đối với Adrian, Derry là một nơi tuyệt vời,
nhưng đối với Don thì Derry như là địa ngục trần gian và nó luôn làm cho
anh ta phải khiếp sợ. Và cái nỗi sợ hãi mà Derry đang gieo rắc trong đầu Don
không đơn thuần chỉ là biểu hiện sự kì thị người đồng tính của người dân nơi
đây (sự kì thị của người dân được thể hiện rõ qua lời nói của những người
truyền giáo và những hình vẽ graffiti trong công viên Bassey, và Don có thể
hiểu được tại sao lại xảy ra sự việc như vậy) mà còn nhiều thứ khác nữa.
Adrian cười khi nghe anh ta nói về Derry như thế.
“Ở Mỹ, thị trấn nào cũng phải có một nhóm người kì thị đồng tính hết,
Don à,” Adrian nói. “Đừng có với anh là em không biết điều đó nhé. Còn
ngày nào thằng cha Ronald Reagan còn là tổng thống thì sẽ còn ngày chúng
ta phải chịu đựng sự kì thị, và điều đó đã trở nên quá bình thường rồi, em à.”
“Nếu anh nói vậy thì hãy theo em đi tới công viên Bassey,” Don trả lời,
sau khi nghe những gì Adrian nói thật lòng-những lời Adrian nói chẳng có
nghĩa gì ngoài việc anh ta đang cho rằng Derry cũng bình thường như bao thị
trấn khác. “Em muốn cho anh thấy cái này.”
Cả hai người lái xe tới công viên Bassey-lúc này đang là giữa tháng sáu,
chỉ một tháng trước khi Adrian chết, Hagarty nói vậy với cảnh sát. Don dắt
Adrian vào một nơi tối tăm, nơi mà bóng của cây cầu Kissing Bridge phủ lên
hoàn toàn. Anh ta lấy tay chỉ vào một trong những dòng chữ graffiti được viết
trên chân cầu. Nhưng vì tối quá không thấy được gì nên Adrian phải quẹt một
que diêm và cầm giữ nó phía bên dưới dòng chữ để đọc.
VẠCH CU RA LÀ TAO CẮT NÓ ĐI NHÉ THẰNG BÓNG.
“Em biết người ta nghĩ như thế nào về gay mà,” Don thì thầm. “Em từng
bị người ta quýnh cho bầm đầu ở một trạm dừng xe tải khi còn là thanh thiếu
niên; không những vậy, em còn bị mấy tụi du côn ở Portland đốt đi đôi giày
mà em thích nhất ở phía ngoài một cửa hàng bán sandwich nữa trong khi đó
thằng cha già cảnh sát kia cứ ngồi im trong xe, nhìn và cười em hả hê. Em đã
trải qua chuyện đó nhiều lần rồi… nhưng em chưa bao giờ phải chứng kiến
những thứ kinh khủng như thế này. Giờ anh hãy nhìn cái này đi, Adrian.”
Một que diêm khác được quẹt và ánh sáng của nó giúp cho Adrian thấy
được dòng chữ ĐÓNG ĐINH VÀO MẮT CỦA MẤY THẰNG BÊ ĐÊ ĐÓ
HẾT ĐI (VÌ CHÚA)!
“Những đứa viết ba cái câu này lên tường chắc chắn đều là khùng nặng
hết. Em sẽ cảm thấy tốt hơn nếu như em có thể cho rằng chỉ có duy nhất một
đứa khùng làm chuyện này thôi, nhưng mà…” Don quạt tay một cái. “Còn
nhiều thứ khác kinh khủng như thế này nữa… và em không thể nào cho rằng
chỉ có một đứa làm được. Đó chính là lý do vì sao em rất muốn tụi mình rời
khỏi Derry. Ở đây toàn là côn đồ và họ rất ghét những người như chúng ta.
Em nghĩ hai đứa mình có thể gặp nguy hiểm nếu như cứ cố ở đây thêm bất cứ
ngày nào nữa, Adrian à.”
“Ừ thì… em ráng đợi anh viết xong cuốn tiểu thuyết rồi hai đứa mình hẵn
rời khỏi Derry, có được không? Em cho anh chút thời gian ở đây nữa đi, Don.
Không khí ở đây giúp anh có nhiều ý tưởng để sáng tác hơn. Anh hứa anh sẽ
hoàn tất vào tháng mười, không trễ hơn đâu.”
“Ảnh không hề biết rằng sẽ có chuyện này xảy ra để mà coi chừng,” Don
Hagarty nói với cảnh sát trong sự đắng cay.
10
Tom Boutillier và cảnh sát trưởng Rademacher ngả người về phía trước và
không nói một lời nào cả. Chris Unwin vẫn ngồi ngay đó, cúi gầm mặt và nói
chuyện với cái sàn nhà một cách tẻ nhạt. Và đây là khúc mà hai người họ
muốn nghe nhất; đây là cái khúc mà khi họ nghe xong, ít nhất hai thằng khốn
nạn kia sẽ bị đưa tới Thomaston.
“Cái hội chợ đó chả có gì là hay ho cả,” Unwin nói. “Ba cái trò cảm giác
mạnh ghê mà hay nhất như là Devil Dish và Parachute Drop bị người ta dẹp
hết trơn. Đã vậy, trò Bumper Cars cũng bị dẹp đi luôn mới ghê chớ. Ở trỏng
chả có gì để chơi ngoài ba cái trò tàu lượn siêu tốc dành cho mấy đứa con nít
năm tuổi. Bởi vậy, tụi tui mới lại chỗ ba cái gian hàng trò chơi để coi coi có
gì hay ho không, rồi cái sau đó Webby thấy gian hàng Pitch Til U Win, rồi
ảnh trả năm mươi cent cho người ta, rồi đùng một cái, ảnh thấy cái thằng bê
đê kia đang đội cái nón đó, nhưng ảnh không nói gì hết, ảnh chỉ tập trung
ném ba cái vòng nhựa đồ chơi vào mấy cái cọc gỗ nhưng mà hụt quoài à, hụt
liên tiếp luôn đó. Mà mấy chú không, ảnh mà càng ném hụt nhiều thì ảnh lại
càng nổi điên lên nhiều hơn nữa. Còn anh Steve-ảnh có cái tật đi đâu cũng
nói bình tĩnh này, bình tĩnh nọ, mấy chú biết không? Cái tật đó chắc là do cái
viên thuốc ảnh hay uống gây ra. Tui không biết đó là thuốc gì, tui chỉ biết
viên ảnh uống có màu đỏ và không phải là ma túy hay là chất nghiện gì đó
thôi. Bởi uống riết nên ảnh cứ tò tò đi theo Webby và kêu bình tĩnh này, bình
tĩnh nọ nhiều tới nỗi tui tưởng Webby sẽ cho ảnh một trận luôn đó chớ. Còn
giờ quay trở lại vấn đề chánh nè, khi Webby thua vì ném không vô cái cọc gỗ
nào hết thì ảnh điên tiết lên và cảm thấy vô cùng nhục nhã. Tui nghĩ ảnh nổi
điên lên như vậy thì cũng đúng thôi, tui hỏi nếu như mấy chú là Webby thì
mấy chú sẽ cảm thấy như thế nào? Nhục đúng không? Phải nói là quá nhục
và quá tức mới đúng. Steve bắt đầu chọc quê Webby, ảnh nói thằng nào
không thắng được chiếc nón như thằng bê đê đó thì thằng đó quả thật là bất
tài và vô dụng. Nhưng cuối cùng, bà chủ gian hàng tặng cho Webby một
phần quà luôn mặc dù ảnh ném không có cái nào vô cọc gỗ hết. Tui nghĩ bả
làm vậy là bởi vì bả muốn tụi tui rời khỏi gian hàng của bả càng sớm càng
tốt. Tui chỉ nghĩ vậy thôi chứ tui cũng không biết nữa. Có thể bả không muốn
đuổi tụi tui đi, nhưng trong đầu tui lại nghĩ bả muốn. Tui đoán tất cả mọi
chuyện đều là do tiếng phát ra từ cái kèn giấy lưỡi ếch sọc dài này, mà mấy
chú có biết thứ đó không? Ban đầu, cái kèn giấy cuộn tròn lại, nhưng khi mấy
chú thổi nó thì nó sẽ tự động trải dài ra trước mặt và phát ra thứ âm thanh
nghe như tiếng địt của mấy chú vậy. Tui nghĩ mấy chú ai cũng từng có một
cái như vậy hồi còn nhỏ, có đúng không? Nói cho mấy chú biết luôn, hồi nhỏ,
tui cũng có một cái như thế. Cứ vào mỗi dịp Halloween hay năm mới hay dịp
lễ nào đó, tui đều mang nó ra chơi. Tui nghĩ nó là món đồ chơi tuyệt nhất mà
tui từng có, nhưng chỉ có điều là tui đã làm mất nó. Hoặc có thể là có đứa
nhóc khốn nạn nào đó đã chôm nó bằng cách móc túi tui ngay trong sân
trường. Quay lại vấn đề chánh, cả hội chợ sau đó nghỉ nên tụi tui phải rời
khỏi đó và Steve vẫn cứ chọc tức Webby về việc thua trò chơi trẻ con đó,
nhưng Webby lại không nói gì nhiều, và tui biết đó là một dấu hiệu xấu và tui
phải làm cái gì đó để thay đổi tình hình. Lúc đó, tui nghĩ rằng tui nên thay đổi
chủ đề cho cuộc nói chuyện, nhưng chỉ có điều là tui không biết chủ đề nào
để nói hết. Khi tụi tui tới bãi đậu xe, Steve hỏi Webby ảnh muốn đi đâu thì
Webby trả lời rằng ảnh muốn tụi tui tới quán bar Falcon để coi thằng bê đê đó
có ở đó hay không.”
Boutillier và Rademacher nhìn nhau. Boutillier giơ lên một ngón tay và gõ
nó nhẹ vào một bên má: cái thằng ngu này không biết rằng nó đã phạm tội
giết người cấp độ một.
“Thế là tui nói với ảnh là tui sẽ không đi bởi vì tui cần phải về nhà, rồi
Webby nói tui không dám tới quán bar đó vì sợ mấy thằng bê đê, đồng tính,
nhưng rồi tui liền lập tức phủ nhận điều đó. Còn Steve thì như là đang phê
cần hay sao á, ảnh cứ đứng đó nói, Đi thịt thằng bê đê đó nào! Đi thịt thằng
bê đê đó nào…”
11
Lên kế hoạch và canh thời gian để dễ bề hành động là những yếu tố cần
thiết giúp cho mọi chuyện trở nên đúng như ý muốn. Adrian Mellon và Don
Hagarty bước ra khỏi quán bar Falcon sau khi uống xong hai cốc bia, họ nắm
tay nhau đi ngang qua bến xe và không nghĩ ngợi gì nhiều. Lúc đó là mười
giờ hai mươi tối. Cả hai người họ bước tới góc đường rồi quẹo trái.
Từ đây, cây cầu Kissing Bridge cách xa gần nửa dặm ở hướng thượng
nguồn của con sông; hai người họ dự sẽ đi qua cây cầu nối liền hai đoạn
đường Main Street, mà cây cầu này thì lại không đẹp bằng cây cầu Kissing
Bridge kia. Mực nước của dòng sông Kenduskeag vẫn thấp, không cao hơn
bốn feet cổng thoát nước thải.
Tụi giang hồ theo kịp cặp đôi (Steve Dubay trước đó là người đầu tiên
phát hiện hai người bước ra khỏi quán bar Falcon và phấn khởi chỉ tay vào để
hai đứa còn lại thấy), và cặp đôi đó không hề biết rằng họ đang bị chúng dồn
chân đến đường cùng.
“Nhào vô! Nhào vô mau!” Webby Garton hét lên. Cặp đôi đó chỉ vừa mới
đi ngang qua một cây đèn đường và cậu ta phát hiện ra họ đang nắm tay
nhau. Và điều này làm cho cậu ta tức giận… nhưng không bằng cái nón mà
Adrian đang đội, cái nón đó thực sự khiến Garton muốn ăn tươi nuốt sống
Adrian ngay lập tức. Cành hoa được gắn trên cái nón lúc lắc liên tục không
ngừng, nó dường như đang chọc cho cậu ta tức giận hơn nữa. “Bà mẹ nó, xử
lý tụi nó cho tao!”
Và Steve nhào vô.
Chris Unwin sau đó từ chối tham gia cuộc ẩu đả này, nhưng Don Hagarty
lại kể chuyện này với cảnh sát khác so với sự thật. Anh ta nói rằng Garton vội
vàng bước ra khỏi xe trong khi nó chưa dừng bánh hẳn, và hai đứa bạn kia
chạy lại và bám theo cậu ta. Tiếp theo là cuộc đối thoại giữa ba người họ. Nội
dung của cuộc đối thoại này không hề hay ho chút nào. Và lần này, Adrian
không còn “thả thính” bậy bạ hay trở nên láo xược như lần trước nữa mà
nhận ra rằng người yêu và mình đang thực sự gặp phải rắc rối to.
“Đưa cái nón đó cho tao,” Garton nói. “Đưa nó ngay cho tao, thằng bê đê
kia.”
“Tôi đưa rồi thì mấy người sẽ tha cho tụi tôi chứ?” Adrian nín thở trong sự
sợ hãi và sắp sửa khóc. Anh ta nhìn Unwin rồi Dubay rồi Garton với ánh mắt
sợ sệt.
“Cứ đưa cái nón chó chết đây!”
Adrian đưa nó cho Garton. Garton lấy ra một con dao nhỏ từ túi bên trái
đằng trước quần jeans và cắt cái nón ra thành hai mảnh. Cậu ta lấy hai mảnh
giấy đó chà lên mông mình. Sau đó, cậu ta vứt chúng xuống đất, giẫm lên và
chà đạp không thương tiếc.
Don Hagarty lùi một vài bước trong lúc đám giang hồ đang bị phân tâm
bởi Adrian và cái nón-anh ta nhìn xem có cảnh sát nào ở gần đó không.
“Giờ thì mấy người tha cho tụi t-” Adrian Mellon bắt đầu nói, và đó là lúc
Garton cho anh ta một cú đấm thật mạnh vô mặt rồi đẩy anh ta tới lan can của
cây cầu (lan can chỉ cao tới hông anh ta thôi). Adrian hét toáng lên rồi lấy tay
sờ vào miệng mình. Máu từ từ chảy qua kẽ hở giữa những ngón tay của anh
ta.
“Adrian!” Hagarty hét lên và chạy tới Adrian. Dubay đưa chân mình ra để
anh ta vấp ngã. Sau đó, Garton ra sức đá liên tục vào bụng Hagarty, cho vài
cú đấm thần sầu rồi quăng anh ta từ vỉa hè xuống lòng đường. Bỗng nhiên, có
một chiếc xe hơi chạy ngang qua. Hagarty cố gắng vực dậy và hét lên cầu
cứu, nhưng chiếc xe đó không hề dừng lại. Thậm chí người lái xe, Hagarty
nói với Gardener và Reeves, còn không thèm quay đầu lại để coi có chuyện
gì xảy ra.
“Câm đi, thằng bê đê!” Dubay nói, rồi đá vào một bên mặt của anh ta.
Hagarty lăn xuống rãnh nước trên đường và nằm ngay đó nửa tỉnh nửa mê.
Một lúc sau, anh ta nghe thấy giọng nói của Chris Unwin. Unwin kêu anh
ta bỏ chạy đi trước khi lãnh đủ như Adrian. Khi được cảnh sát hỏi về điều
này, Unwin xác nhận mình có đưa ra lời cảnh báo này cho Hagarty.
Hagarty có thể nghe thấy tiếng nhóm côn đồ đánh Adrian và tiếng hét
thảm thiết của anh ta. Hagarty nói với cảnh sát rằng Adrian gào thét nghe như
tiếng kêu của một con thỏ đáng thương đang bị mắc bẫy vậy. Hagarty ráng lết
trở lại ngã tư kia và thấy ánh đèn của bến xe buýt ở phía xa, anh ta dùng hết
sức mình để có thể tới được nơi đó. Một lúc sau, anh ta dừng và quay đầu lại
để nhìn.
Adrian Mellon, người cao trên một mét sáu mươi lăm và có thể nặng tới
sáu mươi tám ký, vã mồ hôi ra đầm đìa và bị đẩy từ Garton tới Dubay rồi tới
Unwin như là quả bóng chày. Cả người anh ta xụi bại đụi như một con búp bê
bằng vải cũ rích vậy. Tụi côn đồ cứ thế đấm anh ta, đập anh ta, xé toạc áo
quần của anh ta. Hagarty nói với cảnh sát rằng anh ta còn nhìn thấy Garton đá
vô háng của người yêu mình nữa. Đầu tóc của Adrian rũ rượi. Máu tuôn ra từ
miệng và thấm vào chiếc áo của anh ta. Webby Garton lúc đó có đeo hai
chiếc nhẫn rất to ở tay phải: một cái của trường trung học phổ thông Derry và
một cái do cậu ta tự làm ra trong lớp dạy nghề-Hai chữ cái DB bằng đồng
được đính lên chiếc nhẫn. Hai chữ cái DB này viết tắt cho từ Dead Bugs, tên
của một nhóm nhạc rock mà cậu ta vô cùng ngưỡng mộ. Chính hai chiếc
nhẫn này đã xé toạc môi trên của Adrian và đập bể ba cái răng hàm trên.
“Bớ người ta!” Hagarty la lên. “Bớ người ta! Bớ người ta! Giết người! Bớ
người ta!”
Tất cả những tòa nhà trên đường Main Street đều được nhuộm một màu
đen huyền bí bởi bóng tối màn đêm. Không một ai tới cứu họ hết-thậm chí
cũng chẳng có “con ma” nào từ bến xe buýt tới cứu hết, và Hagarty không tài
nào hiểu nổi tại sao lại như vậy. Mới nãy, lúc đi ngang qua, anh ta và Adrian
thấy ở đó vẫn còn một vài người khách kia mà. Hổng lẽ không một ai trong
số họ muốn tới cứu giúp à? Không một ai thật sao?
“BỚ NGƯỜI TA! BỚ NGƯỜI TA! TỤI NÓ ĐANG GIẾT ANH ẤY! BỚ
NGƯỜI TA! TRỜI PHẬT ƠI, AI ĐÓ LÀM ƠN CỨU ANH ẤY DÙM TÔI!”
“Bớ người ta,” giọng nói của Don Hagarty từ từ nhỏ lại… và sau đó là
giọng cười khúc khích của một ai đó.
“Quăng nó xuống con kênh đi!” Garton la lên… vừa la vừa cười. Cả ba tụi
nó, Hagarty nói với Gardener và Reeves, cười như điên trong lúc đánh
Adrian. “Quăng nó đi! Qua lan can luôn!”
“Quăng nó đi! Quăng nó đi! Quăng nó đi!” Dubay hô to và cười lớn.
“Bớ người ta,” lại là cái giọng nói yếu ớt đó nữa, và mặc dù giọng nói đó
nghe có vẻ quan trọng, nhưng cái tiếng cười khúc khích lại sau đó vang lên
và lấn át nó-tiếng cười ấy nghe như là của một đứa trẻ tinh nghịch nào đó.
Hagarty nhìn xuống con kênh và thấy tên hề-và tới khúc này là Gardener
và Reeves không còn tin những gì Hagarty nói nữa bởi vì những lời nói sau
đó của anh ta dường như chỉ có những thằng điên mới có thể hiểu được.
Nhưng rồi một hồi sau đó, Harold Gardener bắt đầu thắc mắc về chuyện này.
Và khi Gardener chợt nhận ra rằng ngay cả thằng nhóc Unwin cũng đã nhìn
thấy tên hề đó, anh ta bắt đầu có suy nghĩ khác. Có thể người đồng nghiệp
của anh ta cũng có suy nghĩ tương tự như vậy nhưng lại không dám thừa
nhận điều đó.
Hagarty kể lại rằng tên hề đó nhìn như một phiên bản trộn lẫn giữa hề
Ronald McDonald và chú hề từng xuất hiện trên TV, Bozo. Chính những
nhúm tóc màu cam ngộ nghĩnh của hắn đã khiến anh ta liên tưởng đến
Ronald và Bozo. Nhưng đến chừng xem xét lại một cách kỹ lưỡng, anh ta
nhận ra hắn chẳng có điểm nào giống họ hết. Nụ cười được vẽ trên khuôn
mặt trắng toát của hắn có màu đỏ, không phải màu cam, và đôi mắt của hắn
sáng lóng lánh và chúng dường như có màu bạc. Có lẽ lúc đó, hắn đang đeo
kính áp tròng nên mới vậy… nhưng một phần trong tâm trí của anh ta cứ nghĩ
rằng đôi mắt của hắn có màu bạc thật. Tên hề mặc một bộ com-lê rộng phùng
phình có đính những chiếc cúc áo màu cam thật to và hắn đeo một đôi găng
tay màu trắng.
“Đừng buồn nữa, Don,” tên hề nói. “Tôi có một vài quả bong bóng cho
cậu đây.”
Và hắn giơ chùm bóng bay hắn đang cầm trong tay lên cao.
“Chúng lơ lửng,” tên hề nói. “Tất cả mọi thứ ở dưới đây đều lơ lửng, và
sớm hay muộn gì thì người yêu của cậu cũng sẽ lơ lửng thôi.”
12
“Tên hề đó gọi tên anh à?” Jeff Reeves hỏi với giọng nói không chứa bất
kì cảm xúc nào. Hagarty cúi gầm mặt và Reeves nhìn Harold Gardener rồi
nháy mắt.
“Đúng vậy,” Hagarty nói và vẫn không hề ngước mặt lên. “Tôi biết
chuyện này nghe có vẻ điên rồ như thế nào mà.”
13
“Rồi sau đó, cậu quăng anh ta khỏi cây cầu,” Boutillier nói. “Xuống con
kênh luôn.”
“Tui không có làm chuyện đó!” Unwin nói và ngước mặt lên. Cậu ta lấy
tay vén mái tóc mình sang một bên rồi nhìn chằm chằm vào họ ngay lập tức.
“Khi tui thấy hai người họ sắp sửa quăng thằng bê đê đó ra khỏi cây cầu, tui
đã cố gắng thuyết phục Steve dừng ngay lại việc làm này bởi vì tui nghĩ rằng
thằng bê đê có thể sẽ bị thương rất nặng nếu như bị quăng xuống dưới đó và
tụi tui có thể sẽ phải đi tù mọt gông… Tui đoán cây cầu cách mặt nước tới ba
mét lận.”
Thực ra con số đó phải là bảy mét mới đúng. Một trong những cảnh sát đi
tuần tra đã được Rademacher cử xuống để đo lại khoảng cách ấy.
“Nhưng cho dù tui có thuyết phục có cách mấy đi chăng nữa thì Steve vẫn
không chịu dừng lại. Cả hai người họ cứ hô to ‘Quăng nó đi! Quăng nó đi!’
rồi sau đó nâng người thằng bê đê lên. Webby lấy tay đỡ người nó, còn Steve
thì đỡ đít nó, và… và…”
14
Khi Hagarty thấy chúng sắp sửa quăng Adrian xuống, anh ta liền lao về
phía chúng và la lên “Không! Không! Không!” thật to.
Chris Unwin đẩy anh ta về phía sau và Hagarty té xuống lòng đường nghe
cái bịch. “Bộ mày chán sống rồi hả?” cậu ta nói. “Khôn hồn thì cút ra khỏi
đây!”
Sau đó, bọn chúng cùng nhau quăng Adrian Mellon ra khỏi cây cầu xuống
dòng nước. Hagarty nghe thấy tiếng nước bắn tung tóe.
“Xong rồi, giờ thì mau chuồn ra khỏi đây thôi,” Steve Dubay nói. Cậu ta
cùng với Webby nhanh chóng quay trở lại chiếc xe.
Chris Unwin bước tới gần lan can và nhìn xuống dưới. Thứ đầu tiên cậu ta
thấy chính là Hagarty, anh ta đang lê lết, cố gắng bước tới bờ kênh, xung
quanh anh ta chỉ là cỏ cây, hoa lá và rác. Rồi sau đó, Chris nhìn thấy tên hề.
Một tay hắn đang lôi Adrian về phía xa ở bờ bên kia và một tay hắn đang
cầm vài quả bong bóng. Adrian rên rỉ, cả người anh ta ướt sũng, mũi và cả
hai lỗ tai của anh đều bị nghẹt nước. Tên hề xoay đầu lại cả trăm tám chục
độ, nhìn Chris và cười toét miệng. Chris nói với cảnh sát rằng cậu ta nhìn
thấy đôi mắt màu bạc của hắn lóe sáng và miệng của hắn chỉ toàn là răng
nanh không.
“Răng của hắn to tổ mẹ,” cậu ta nói. “Y chang răng của mấy con sư tử
vậy.”
Chris nói rằng sau đó, cậu ta thấy tên hề kéo một trong hai cánh tay của
Adrian về phía sau thật mạnh rồi kề đầu vào nách của anh ta.
“Rồi sao nữa, Chris?” Boutillier nói. Anh ta không hứng thú nghe khúc
này cho lắm. Ba cái chuyện cổ tích tào lao đã khiến anh ta cảm thấy chán từ
lúc anh ta chỉ mới có tám tuổi thôi.
“Tui cũng không biết nữa,” Chris nói. “Ngay lúc đó, Steve bất thình lình
xuất hiện và lôi tui vô xe. Nhưng mà tui có để ý… là hình như hắn đang cắn
vào nách của thằng bê đê đó thì phải.” Cậu ta ngước mặt lên và nhìn họ một
lần nữa với vẻ mặt ngơ ngác. “Tui nghĩ hắn đã làm việc đó. Cắn vô nách của
thằng bê đê.”
“Nhìn hắn cứ như đang muốn ăn tươi nuốt sống thằng bê đê vậy. Không
những thế, hắn còn có vẻ như muốn nhai ngấu nghiến trái tim của thằng đó
mới ghê chứ.”
15
“Không đúng,” Hagarty nói khi anh ta nghe câu chuyện của Chris Unwin
do cảnh sát kể dưới dạng câu hỏi. Tên hề quái quỷ không hề lôi Adrian lên bờ
kia (đối diện với bờ Hagarty đứng) của con kênh, ít ra đó không phải là thứ
anh ta phải nhìn thấy-Hagarty thừa nhận rằng lúc đó, đầu óc của anh ta cực
kỳ rối rắm và không thể nào tỉnh táo được hơn nữa, dẫn tới việc anh ta không
để ý gì nhiều cho lắm; Hagarty nghĩ rằng mình đã thực sự phát điên.
Hagarty nói rằng tên hề lúc đó đang đứng ở gần bờ đối diện, ẵm Adrian
trên tay thật chặt. Cánh tay phải của Adrian được đặt lên vai hắn và bị cổ hắn
kẹp lại. Tên hề đưa đầu vô nách anh ta nhưng không hề cắn, mà thay vào đó
hắn mỉm cười. Hagarty có thể thấy hắn đang nhìn xung quanh từ phía bên
dưới cánh tay của Adrian và mỉm cười.
Đột nhiên, cả hai cánh tay của hắn siết chặt cơ thể Adrian lại, và Hagarty
nghe thấy tiếng rắc rắc. Xương sườn Adrian gãy từng khúc.
Adrian hét lên.
“Có muốn lơ lửng theo người yêu cậu không, Don?” Lời nói phát ra từ cái
miệng đỏ lòm của tên hề. Hắn cười toét miệng và đồng thời chỉ vào nơi bóng
của cây cầu phủ lên.
Bong bóng ngay sau đó xuất hiện và bay lơ lửng dưới gầm cầu-ở đây
không chỉ có một chục trái hay vài chục trái thôi đâu, mà là có tới hàng ngàn
trái lận; đủ thứ màu sắc luôn: đỏ, xanh dương, vàng, xanh lá; và trên mỗi trái
đều có để dòng chữ I <3 DERRY!
16
“Chà, bong bóng ở đâu ra mà nhiều dữ,” Reeves nói và nháy mắt với
Harold Gardener một lần nữa.
“Tôi biết chuyện này điên rồ như thế nào mà,” Hagarty nhắc lại câu nói
của mình với giọng điệu buồn bã.
“Anh thấy mấy trái bong bóng đó thiệt à?” Gardener hỏi.
Don Hagarty từ từ giơ hai bàn tay lên và để chúng trước mặt mình. “Phải,
tôi thấy chúng rất rõ, rõ như tôi đang nhìn thấy mấy ngón tay này hiện giờ
vậy. Tổng cộng, theo tôi nghĩ, là có tới hàng ngàn trái lận. Nếu mấy người là
tôi, thì mấy người cũng khó có thể nhìn thấy được mặt bên dưới của cây cầu,
là vì có quá nhiều trái tập trung ở cùng một chỗ, đó chính là gầm cầu. Chúng
lơ lửng, tưng lên tưng xuống và cọ xát vào nhau, gây ra thứ âm thanh nghe
hơi khó chịu chút. Ở gần cây cầu đó có một khu rừng treo đầy những cây dây
leo, và chúng nhìn như là mấy sợi dây kết thành mạng nhện vậy. Và đó chính
là nơi tên hề đưa Adrian vô. Tôi có thể nghe thấy tiếng sột soạt khi hắn đi qua
những cây dây leo kia và tiếng thở khò khè của Adrian. Tôi chỉ đứng đó và
bần thần nhìn hắn ta… rồi sau đó, tên hề tự nhiên ngoái đầu lại nhìn tôi. Tôi
thấy ánh mắt của hắn và tôi ngay lập tức nhận ra hắn thực chất là cái gì.”
“Vậy tên hề đó thực chất là cái gì hả, Don?” Harold Gardener nhẹ nhàng
hỏi.
“Hắn chính là Derry,” Don Hagarty nói. “Hay nói cách khác, hắn chính là
bộ mặt thực sự của thị trấn Derry.”
“Rồi sau đó, anh làm gì nữa?” Reeves hỏi.
“Tôi bỏ chạy chớ còn cái gì nữa,” Hagarty nói rồi bắt đầu khóc.
17
Harold Gardener giữ ý nghĩ này trong đầu và không nói cho bất cứ ai
nghe cho đến ngày mười ba tháng mười một (một ngày trước khi Tòa án nhân
dân thị trấn Derry mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án giết người. Bị
cáo là John Garton và Steve Dubay, còn nạn nhân là Adrian Mellon).
Gardener tìm đến Tom Boutillier là vì anh ta muốn nói chuyện về tên hề. Còn
Boutillier thì lại không muốn-nhưng khi anh ta nghĩ rằng Gardener có thể sẽ
làm một việc gì đó cực kỳ ngu ngốc mà không hề có bất kì sự hướng dẫn nào,
anh ta mới chịu nói về chuyện đó.
“Làm gì mà có thằng hề nào điên khùng như vậy, Harold. Chỉ có ba thằng
nhóc nhãi ranh kia mới là lũ hề vào tối hôm đó thôi. Tôi biết rõ điều đó và
anh cũng vậy, Harold.”
“Nhưng mà chúng ta có hai nhân chứng-“
“Ối giời, toàn là lũ tào lao không. Rõ ràng là thằng nhóc Unwin cố tình đổ
thừa cho một nhân vật bí ẩn nào đó trong trí tưởng tượng ngay sau khi nó
hiểu ra được rằng rắc rối mà nó đang gặp phải lớn cỡ nào. Còn Hagarty thì bị
kích động dẫn tới việc anh ta bị rối loạn thần kinh, thành ra mới nói ba cái
thứ tào lao như vậy. Sự thật là vào tối hôm đó, Hagarty chỉ chứng kiến cảnh
người yêu mình bị đám nhóc kia giết chết có vậy thôi. Tôi sẽ không ngạc
nhiên nếu như anh ta nói với tôi rằng anh ta thấy đĩa bay của người ngoài
hành tinh.”
Nhưng Boutillier thực chất biết rằng những lời mình vừa nói đều không
đúng. Gardener có thể thấy được điều đó trong đôi mắt của anh ta và tất
nhiên, việc né tránh sự thật và dùng những lời biện minh như vậy khiến
Gardener rất bực mình.
“Thôi nào,” anh ta nói. “Chúng ta đang nói về điều kỳ lạ của hai nhân
chứng này nhé. Đừng có mà ngồi đó mà nói vớ va vớ vẩn hoài.”
“Ô, thế anh muốn nói về ba cái điều kỳ lạ vớ vẩn đó ư? Anh muốn nói với
tôi rằng anh tin thằng hề khốn kiếp đó có thật ở ngoài đời à? Bởi vì theo tôi
nghĩ, điều đó mới là vớ vẩn đấy.”
“Không phải, mà là-“
“Hay là anh muốn nói với tôi là anh tin rằng Hagarty thật sự thấy một tỷ
trái bong bóng bay lơ lửng ở dưới gầm cầu và trên mỗi trái đều có để dòng
chữ I <3 DERRY, y hệt dòng chữ được in trên chiếc nón của người yêu anh
ta à? Bởi vì theo tôi nghĩ, điều đó cũng là vớ vẩn đấy.”
“Không phải mà-“
“Vậy chứ anh nói chuyện với tôi làm gì?”
“Anh có thôi thẩm vấn tôi được không?!” Gardener la lên. “Ý tôi nói điều
kỳ lạ ở đây là cả hai nhân chứng đó đều miêu tả về tên hề giống nhau mặc dù
cả hai người không ai biết người kia nói cái gì hết!”
Boutillier vẫn ngồi ở bàn làm việc, lúc lắc cây bút chì bằng hai ngón tay
của mình. Nhưng rồi sau đó, anh ta bỏ cây bút xuống, đứng dậy và bước tới
gần Gardener. Và để tránh xa cơn thịnh nộ của người đàn ông đó, Gardener
lùi một bước. Boutillier thấp hơn anh ta khoảng tấc hai.
“Chả nhẽ anh muốn chúng ta đành phải chịu bó tay trước vụ án mạng này
sao? Anh muốn bị mất việc ư?”
“Đương nhiên là không rồi-“
“Vậy anh có muốn lũ cô hồn kia được tự do không?”
“Không!”
“Ô-kê. Thế là tốt rồi. Vì cả hai chúng ta đều đồng ý về những điều này,
cho nên tôi sẽ nói cho anh nghe tất cả những gì mà tôi nghĩ trong đầu. Đúng
là tôi có nghĩ rằng có một gã lạ mặt nào đó chui vô gầm cầu vào tối hôm đó.
Thậm chí hắn còn có thể mặc đồ và hóa trang như một thằng hề nữa. Tôi đã
tra hỏi tất cả những nhân chứng từng có mặt tại hiện trường để đoán xem hắn
là một gã ăn xin, say rượu hoặc chỉ là một gã vô gia cư tình cờ lượm được bộ
đồ hề này ở đâu đó rồi mặc tạm. Tôi nghĩ có lẽ, hắn núp bên dưới cây cầu là
để dễ bề thực hiện hành vi cướp giật tài sản của người dân hoặc là hiếp dâm
đấy. Bằng chứng là có nửa miếng bánh mì của ai đó bị quăng xuống con
kênh. Tôi còn nghĩ rằng lúc khi nhìn Hagarty, ánh mắt kinh khủng của gã lạ
mặt có lẽ đã nói lên tất cả, rằng hắn chính là kẻ biến thái hay hiếp dâm gì đó,
Harold. Tôi nói vậy, anh nghĩ sao? Có hợp tình hợp lý không?”
“Tôi cũng không biết nữa,” Harold nói. Anh ta rất muốn được Gardener
thuyết phục hoàn toàn, nhưng mà những giả thuyết mà Gardener vừa mới đưa
ra thì… không. Chúng không hề có sức thuyết phục tí nào cả, lý do là vì
Harold nghĩ rằng chúng không hề đúng.
“Tôi cạn lời với anh rồi đấy nhé. Bây giờ nè, cho dù cái gã lạ mặt đó là ai
và có mặc đồ như thế nào đi chăng nữa, tôi cũng đéo thèm quan tâm nữa, là
bởi vì nếu như chúng ta lôi cái gã lạ mặt này vô vụ án, thì chắc chắn luật sư
bào chữa của hai thằng kia sẽ đi điều tra về gã đó ngay lập tức. Rồi sau đó,
cái người luật sư này sẽ đứng lên và nói với tòa án rằng hai thằng nhóc ngây
thơ và vô tội này đéo làm gì sai cả ngoài việc chúng quăng thằng bê đê
Mellon xuống con kênh chỉ để cho vui thôi. Còn nữa, cái người luật sư này sẽ
chỉ ra rằng Mellon vẫn còn sống sau khi bị quăng xuống dựa trên lời khai của
Hagarty và Unwin. Vì thế cho nên, tôi nhắc lại một lần nữa, nếu chúng ta lôi
cái gã lạ mặt này vô vụ án, thì cả bàn dân thiên hạ sẽ đổ dồn sự chú ý vô hắn
ta và tất cả mọi thứ sẽ đổ bể hết.”
“Nhưng trước sau gì thì thằng nhóc Unwin cũng sẽ nói về cái gã này trước
tòa thôi.”
“Ô, nhưng Hagarty sẽ không nói đâu,” Boutillier nói. “Là bởi vì anh ta
biết điều. Một khi Hagarty xác nhận là không có gã nào khác ngoài hai thằng
kia là hung thủ, thì ai sẽ tin lời của một thằng nhóc nhãi ranh mười lăm tuổi
đây?”
“Còn chúng ta nữa chi?” Harold Gardener nói trong sự đắng cay và đầy
bất ngờ. “À, tôi quên là chúng ta không được tiết lộ chuyện này.”
“Giời ơi, anh đừng có mà chọc tôi điên lên nhá!” Boutillier la lên và quơ
tay. “Chúng nó giết Mellon! Chúng nó đâu chỉ quăng anh ta ra khỏi cây cầu.
Nên nhớ, thằng nhóc Garton đã dùng dao để đâm bảy nhát vào người Mellon,
trong đó bao gồm một nhát vào phổi và hai nhát vào hòn dái. Bằng chứng là
những vết thương đó khớp với lưỡi dao của thằng nhóc đấy nhé. Còn nữa nè,
tổng cộng có bốn cái xương sườn trong người Mellon bị gãy hoàn toàn, và
thủ phạm gây ra việc này chính là Dubay, thằng nhóc đấy đã dùng hết sức lực
để ôm và siết người anh ta lại thật chặt. Không những vậy, trên cổ, má bên
trái và hai cánh tay của anh ta còn xuất hiện những vết cắn kỳ lạ nữa. Tôi
nghĩ rằng chúng đều là do thằng Unwin và Garton gây ra hết, mặc dù chúng
ta chỉ xác định được có một vết cắn khớp với răng của chúng thôi. Vết cắn
đấy có thể sẽ không đủ sức thuyết phục trước tòa, nhưng điều đó chả có gì là
to tát hết. Còn nữa, nách phải của Mellon bị mất một miếng thịt to đùng, thì
sao nào? Một trong ba thằng hẳn là thích táp thịt người lắm cơ mà. Có lẽ
trong lúc táp miếng thịt, nó cảm thấy “hưng phấn” lắm đây. Tôi cá việc này là
do Garton làm, mặc dù chúng ta sẽ không bao giờ có thể chứng minh được
điều này. Và dái tai của Mellon biến mất đi luôn.”
Boutillier dừng lại câu nói của mình rồi nhìn chằm chằm Harold.
“Nếu lôi chuyện về thằng hề vô vụ án, thì chúng ta sẽ không bao giờ có cơ
hội nhốt chúng vô tù đâu. Anh có muốn như thế không?”
“Không, tôi nói rồi mà.”
“Gã bê đê ấy chả hại ai bao giờ cả,” Boutillier nói. “Ấy vậy mà tụi du côn
trẻ trâu kia lại nhẫn tâm ra tay sát hại anh ta. Tôi thề tôi sẽ tống tụi nó vào tù
bằng mọi giá, anh bạn à, và nếu như tôi nghe chúng bị người ta thông đít ở
Thomaston, tôi sẽ gửi cho chúng một vài lá thư nói rằng tôi mong thằng
thông đít đó có AIDS.”
Cuồng nhiệt lắm, Gardener suy nghĩ. Sau vụ này, có thể anh sẽ được
thăng quan tiến chức đó.
Rồi sau đó, Gardener bỏ đi mà không nói gì nữa, bởi vì anh ta cũng muốn
lũ cô hồn các đảng đó phải đi tù hết.
18
John Webber Garton bị kết án mười tới hai mươi năm tù vì tội giết người
cấp độ một. Cậu ta bị đưa tới nhà tù Thomaston.
Steven Bishoff Dubay bị kết án mười lăm năm tù vì tội giết người cấp độ
một. Cậu ta bị đưa tới nhà tù Shawshank.
Tòa án xét xử Christopher Philip Unwin riêng biệt bởi vì cậu ta chưa
thành niên. Unwin nhận án treo và bị đưa tới trại cải tạo South Windham
Boys và sẽ phải ở đó trong vòng sáu tháng vì tội giết người cấp độ hai.
Vào thời điểm tôi viết câu chuyện này, cả ba bản án đều được tòa án xem
xét lại; Garton và Dubay có thể được bắt gặp vào bất cứ ngày nào, chúng nó
có thể đang ngắm gái hay đang chơi trò Penny Pitch trong công viên Bassey,
không xa nơi xác của Mellon được tìm thấy dưới cầu Main Street.
Don Hagarty và Chris Unwin đã rời khỏi thị trấn.
Tại phiên tòa xét xử Garton và Dubay, không một ai nhắc tới tên hề.
IT – NÓ
Stephen King
www.dtv-ebook.com
Phần 1: Bóng Tối Quá Khứ – Chương 3
CHƯƠNG 3: SÁU CUỘC GỌI (1985)
1 S
tanley Uris đi tắm
Patricia Uris sau đó nói với mẹ mình rằng đáng lẽ cô ta phải nhận ra có
chuyện gì đó cực kỳ tệ đang xảy ra. Patty (tên rút ngắn của Patricia) đáng lẽ
phải biết trước được điều đó bởi vì Stanley không bao giờ chịu tắm bồn vào
buổi chiều. Anh ta chỉ tắm vòi sen vào sáng sớm và lâu lâu ngâm mình trong
bồn vào đêm khuya (với một tờ tạp chí và một lon bia trong tay), nhưng tắm
bồn vào lúc bảy giờ chiều không phải việc anh ta thường xuyên làm.
Rồi tới chuyện về những cuốn sách kia. Đáng lẽ chúng phải làm cho anh
ta cảm thấy vui mừng; nhưng thay vào đó, chúng dường như khiến cho anh ta
cảm thấy đau khổ và suy sụp tinh thần, và Patty không hiểu rõ tại sao.
Khoảng ba tháng trước cái đêm kinh hoàng đó, Stanley phát hiện ra một
người bạn thời ấu thơ của mình là một nhà văn-Patty nói với mẹ mình rằng
người đó không phải là một nhà văn mà là một tiểu thuyết gia thực thụ. Trên
bìa của những cuốn sách đều có để tên tác giả William Denbrough, nhưng
Stanley đôi lúc gọi anh ta là Bill Cà Lăm. Stanley đã đọc gần hết những cuốn
sách do người đó viết; trên thực tế, anh ta đọc cuốn cuối cùng vào đêm ngày
hai mươi tám, tháng năm, năm 1985. Patty mua cho mình một trong những
cuốn được viết gần đây nhất vì quá tò mò. Nhưng rồi cô ta đành phải dẹp nó
đi sau khi đọc được ba chương.
Cuốn sách đó không phải là một cuốn tiểu thuyết bình thường; nó là một
cuốn truyện kinh dị thì đúng hơn. Patty nói như vậy với mẹ, và suýt chút nữa
gọi nó là một cuốn truyện sex. Patty là một người phụ nữ ngọt ngào và tốt
bụng nhưng chỉ có điều là phát âm không được rõ ràng cho lắm mỗi khi nói
chuyện-cô ta đã từ lâu muốn nói cho mẹ mình biết cuốn sách đó làm cho cô
sợ hãi đến mức nào và tại sao như vậy, nhưng lại không thể. “Cuốn sách đó
toàn là quái vật không,” cô ta nói. “Một lũ quái vật ghê tởm đuổi theo mấy
đứa con nít nhỏ xíu. Nội dung của cuốn sách toàn nói về những vụ giết người,
mất tích và… con cũng không biết nữa… những nỗi đau và những cảm xúc.”
Thực tế, nội dung của cuốn sách hoàn toàn bị mắc kẹt trong đầu của Patty
gần như là những hình ảnh đồi trụy vậy; đó là cụm từ hay né tránh cô ta nhất,
có lẽ bởi vì cô ta không bao giờ dùng cụm từ ấy trong đời, mặc dù hiểu nó
mang nghĩa gì. “Nhưng Stan có cảm giác như là ảnh đã tìm thấy một trong
những người bạn thân thời thơ ấu của mình một lần nữa… Ảnh có nói với con
về chuyện viết thư cho người đó, nhưng con biết ảnh sẽ không làm vậy… Con
biết những cuốn sách đó cũng khiến người đó cảm thấy đau khổ nữa… và…
và…”
Và rồi Patty Uris bắt đầu khóc.
Vào đêm đó, sáu tháng trước ngày kỉ niệm hai mươi tám năm George
Denbrough gặp Pennywise – chú hề vui nhộn, Stanley và Patty ngồi trong
phòng khách nhà họ ở vùng ngoại ô của Atlanta. Chiếc TV được bật lên.
Patty ngồi trên chiếc ghế sofa được đặt ngay phía trước chiếc TV, vừa may
đồ vừa coi gameshow mà cô yêu thích, Family Feud. Patty rất thích Richard
Dawson (người dẫn chương trình) và nghĩ rằng dây đồng hồ mà ông hay
mang nhìn cực kỳ sexy. Cô ta cũng thích chương trình đó luôn bởi vì cô ta
luôn chọn trúng đáp án phổ biến nhất mỗi khi coi (trong chương trình Family
Feud không hề có đáp án đúng; chỉ có đáp án phổ biến thôi). Patty hỏi Stan là
tại sao những câu hỏi chương trình đưa ra quá dễ mà những người chơi lại
không trả lời được. “Đứng trên sân khấu bên dưới ánh đèn có lẽ làm cho
người chơi hồi hộp hơn đó em,” Stanley trả lời, và dường như Patty thấy
bóng tối vừa mới lướt qua mặt anh ta. “Tất cả mọi câu hỏi đều trở nên có vẻ
khó khi chơi trực tiếp. Và đó là lý do tại sao họ trả lời không được.”
Có lẽ điều đó rất đúng, cô nghĩ. Stanley đôi lúc có cái nhìn sâu sắc về bản
chất con người. Còn đỡ hơn là người bạn cũ của anh ta, William Denbrough,
người mà tối ngày viết ba cái cuốn sách kinh dị nói về những điều tàn ác, vô
nhân đạo.
Vùng ngoại ô, nơi họ đang sinh sống, là một nơi yên bình, và ngôi nhà mà
họ đã mua với giá $87,000 vào năm 1979 giờ đây có lẽ đã lên giá tới
$165,000 và có thể được người khác mua ngay lập tức nếu như được bán-đây
chỉ là những thông tin thú vị cần biết thôi, chứ cô ta đời nào mà dám bán căn
nhà. Đôi khi, Patty lái chiếc Volvo của mình từ khu trung tâm mua sắm Fox
Run về nhà (còn Stanley lái chiếc Mercedes diesel-cô ta hay gọi nó là chiếc
Sedanley để ghẹo anh ta), và khi tới nơi, cô chỉ đậu xe ngay trước hàng rào và
suy nghĩ: Ai ở đây nhỉ? Đương nhiên là quý cô Uris rồi! Đây không phải là
một ý nghĩ hoàn toàn nói về sự hạnh phúc; thứ được trộn lẫn trong đó là sự tự
hào vô cùng mãnh liệt, và nó mãnh liệt tới nỗi đôi lúc cô ta cảm thấy mệt vì
nó. Để tôi kể vì sao nhé, ngày xửa ngày xưa, có một cô gái tên là Patricia
Blum, mười tám tuổi, bị từ chối tham dự một bữa tiệc được tổ chức sau buổi
dạ hội trong một câu lạc bộ ở thị trấn Glointon, New York. Cô ta bị từ chối
đương nhiên là bởi vì họ của cô khi đọc thành tiếng nghe giống như từ plum
(trái mận). Điều đó quả thực chính xác, người cô ta ốm như trái mận vậy, đã
thế xuất thân là người Do Thái nữa mới ghê chứ. Kể từ năm 1967, cô đã bị kỳ
thị như vậy rồi. Sự kỳ thị, phân biệt đối xử theo giới tính, chủng tộc và tôn
giáo là hành vi vi phạm pháp luật, nhưng may mắn làm sao, điều đó hiện nay
không còn nữa. Ngoại trừ một phần trong tâm trí của cô điều đó sẽ không bao
giờ chấm dứt. Một phần trong tâm trí cô sẽ luôn nhớ tới lúc bước đi bên cạnh
Michael Rosenblatt, lắng nghe tiếng những viên sỏi nằm trên đường bị
nghiền nát bởi đôi guốc của cô và đôi giày tây do anh ta thuê trong lúc quay
trở lại chiếc xe hơi mà Michael đã mượn từ ba mình để đi đánh bóng cho nó
vào buổi chiều và để đi chơi vào buổi tối. Một phần trong tâm trí của cô sẽ
luôn nhớ tới khoảnh khắc Michael bận chiếc áo vest màu trắng và bước đi
bên cạnh cô, và chiếc áo đó đã chiếu sáng lấp lánh trong màn đêm như thế
nào! Còn cô thì bận một bộ đầm dạ hội màu xanh lá mà mẹ cô cho rằng nó
biến cô thành một nàng tiên cá, và cái ý nghĩ trở thành một nàng tiên cá xuất
thân là Do Thái thật nực cười. Cả hai người bước đi, đầu ngẩng cao và cô ta
không hề khóc-không phải ngay lúc này-cô ta hiểu rằng họ cần phải rón rén
quay trở lại chiếc xe, vâng, rón rén quay trở lại. Cả hai người chưa bao giờ
cảm thấy thực sự Do Thái như ngay lúc này, họ cảm thấy họ như là trò đùa
hay những thứ cặn bã của xã hội và rất muốn nổi điên lên nhưng không thể-
ngọn lửa tức giận của họ chỉ bùng lên khi tất cả mọi thứ đều chấm dứt. Vào
thời điểm đó, cô ta chỉ có thể cảm thấy xấu hổ và buồn bã mà thôi. Và rồi có
tiếng ai đó cười. Một giọng cười khúc khích nghe như những nốt nhạc chạy
loạn xạ trên những phím đàn piano làm chói cả tai. Bước vào chiếc xe hơi, cô
bắt đầu khóc nức nở. Mike (tức là Michael) Rosenblatt đặt bàn tay ấm áp của
mình lên sau gáy cô để dỗ, nhưng ngay sau đó, cô bắt anh ta phải bỏ tay ra và
để cô yên. Cùng một lúc, cô gái cảm thấy vô cùng xấu hổ, vô cùng thấp hèn,
và vô cùng Do Thái.
Chính cái ngôi nhà nằm ở phía sau hàng rào này đã làm cho cuộc sống của
cô trở nên tốt đẹp hơn, và nó đã vơi đi nỗi buồn quá khứ của cô… nhưng chỉ
là một phần nào đó thôi. Nỗi đau và sự tủi nhục vẫn còn đó, và chúng vẫn
không chịu biến đi, mặc dù giờ đây cô đang sống ở một nơi mà hàng xóm đa
phần là thân thiện, giàu có và không nhiều chuyện. Hình ảnh cô và Mike
Rosenblatt bước đi cùng nhau vẫn lởn vởn trong đầu cô, và tiếng của những
viên sỏi bị nghiền nát dưới chân hai người vẫn còn vang bên tai cô. Thậm chí
ngay cả việc trở thành thành viên của câu lạc bộ này, nơi mà những người bồi
bàn luôn trân trọng chào đón hai vợ chồng bằng câu ‘Chào buổi chiều, thưa
ngài và quý cô Uris’ vẫn không thể hàn gắn nỗi đau của cô được. Thông
thường, khi về tới nhà sau khi đã đi đâu đó, cô ta tự nhốt mình vào trong
chiếc Volvo 1984, và ngắm ngôi nhà xinh đẹp của mình nằm trên bãi cỏ xanh
mướt, và nhớ tới cái giọng cười khúc khích nghe chói tai đó. Và cô ta hy
vọng rằng cái con nhỏ sở hữu cái giọng cười gớm ghiếc đó giờ đây đang sống
trong một căn nhà tồi tàn cùng với một thằng chồng rượu chè, cờ bạc và bạo
hành tối ngày. Cô ta còn mong con ác phụ đó đã có bầu với thằng này tới ba
lần, và cả ba lần đều bị sảy thai hết, không những vậy, thằng chồng của nó
còn đi ngoại tình với một con đàn bà khác để rồi bị dính si đa và nhiều thứ
bệnh, rồi sau đó về nhà lây cho nó.
Tất nhiên, cô rất ghét những ý nghĩ cực đoan này. Cô tự hứa với bản thân
sẽ sống tốt hơn sau tất cả mọi chuyện, và dẹp đi những ý nghĩ thù hằn. Ngày
tháng trôi qua, cô ta cố quên đi quá khứ đau thương, và cố gắng không chất
chứa nỗi căm hờn trong lòng. Cô thường hay tự trấn an mình: Dù sao đi
chăng nữa thì mọi chuyện cũng đã qua rồi. Tôi không còn là đứa con gái
mười tám tuổi như xưa nữa. Tôi bây giờ là một người phụ nữ ba mươi sáu
tuổi đã trưởng thành. Đứa con gái năm xưa, người mà liên tục nghe thấy tiếng
của những viên sỏi nằm trên đường bị nghiền nát, và bắt anh chàng Mike
Rosenblatt phải bỏ tay ra khỏi người mình vì anh ta cũng là người Do Thái,
đã chết rồi. Và kể cả con tiên cá cũng vậy. Cuối cùng thì tôi cũng đã có thể
quên đi ả ta, và sống đúng với bản thân mình. Ý nghĩ thì nghe hay lắm.
Nhưng không, mỗi lần cô ta đi đâu đó-như siêu thị chẳng hạn-cô lại nghe
thấy giọng cười khúc khích bất thình lình phát ra từ lối đi bên cạnh. Lúc đó,
cô sẽ cảm thấy ngứa khắp người, đầu ti của cô sẽ tự động nhô lên trong sự
đau đớn, tay cô sẽ tự động nắm chặt vào nhau, hoặc nắm vào tay cầm của
chiếc xe đẩy trong siêu thị, và một ý nghĩ sẽ xuất hiện trong đầu cô: Có kẻ
nào đó vừa mới gọi tôi là một tên Do Thái hèn mọn, và Stanley cũng như thế;
hắn còn mỉa mai rằng chúng tôi được tham gia câu lạc bộ ấy vào năm 1981 vì
Stanley làm kế toán, đương nhiên là tụi Do Thái đứa nào cũng giỏi là ba cái
việc tính toán hết, thật là tức cười. Hoặc cô ta chỉ nghe thấy tiếng vỡ vụn của
những viên sỏi và nghĩ đến Tiên cá! Tiên cá!
Rồi sau đó nỗi căm hận và tủi nhục sẽ tràn về như một cơn đau đầu và cô
ta sẽ cảm thấy đau đớn đến cùng cực. Đã vậy cuốn tiểu thuyết về người sói
của Denbrough khiến cho tâm trạng của cô càng thêm tụt dốc hơn nữa. Cô đã
cố gắng đọc nó nhưng không thể. Người với chả sói, đúng là tào lao. Anh ta
biết gì về người sói cơ chứ?
Tuy nhiên, thông thường thì cô ta cảm thấy bản thân mình bây giờ có giá
trị hơn hẳn. Cô giờ đây đã chồng, có một mái ấm hạnh phúc, và cô thực sự
yêu bản thân mình và cuộc sống này. Mọi thứ ít khi được tốt đẹp như thế này.
Nhưng liệu cuộc sống của cô có thực sự hạnh phúc như vậy hay không? Khi
cô đeo nhẫn và chấp nhận lời cầu hôn từ Stanley, ba mẹ cô đều trở nên tức
giận và khó chịu. Trước đó, cô có cơ hội gặp anh ta trong một bữa tiệc của
một hội nữ sinh trong trường đại học. Stanley-lúc đó nhận được học bổng và
là sinh viên của trường đại học New York-ghé sang trường của cô chơi. Cả
hai người đều được giới thiệu với nhau bởi một người bạn khác, và đến khi
trời gần sụp tối, cô có cảm giác rằng mình đã yêu anh ta. Khi những ngày
nghỉ giữa kỳ bắt đầu, cái cảm giác ấy ngày càng rõ rệt hơn. Và cho đến khi
mùa xuân đến, Stanley tặng cho cô một chiếc nhẫn nhỏ có gắn viên kim
cương và một cành hoa cúc, cô đồng ý cưới anh ta.
Cuối cùng, mặc dù cảm thấy không vui lòng, nhưng ba mẹ của hai người
đều phải đồng ý để họ lấy nhau. Bởi vì họ không thể làm gì để ngăn hai
người đến với nhau được. Stanley sẽ bước vào thị trường công ăn việc làm-và
khi vào đó, anh ta sẽ làm hết sức của mình mà không có sự hỗ trợ của tài
chính gia đình, chỉ cần cô con gái của họ là anh ta có thể làm ăn được rồi.
Còn Patty, giờ đã trở thành một người phụ nữ thực thụ hăm hai tuổi, sẽ sớm
tốt nghiệp đại học và lấy được bằng BA.
“Như vậy là tôi sẽ phải sống và hỗ trợ cái thằng bốn mắt chó đẻ đó suốt cả
cuộc đời khốn nạn này,” Patty đã nghe ba mình nói như thế vào một đêm nọ.
Cả ba và mẹ cô đã cùng nhau đi ăn tối ở nhà hàng đêm hôm đó, và ông uống
bia hơi nhiều.
“Suỵt, nói nhỏ thôi, kẻo con bé nghe thấy bây giờ,” Ruth Blum nói.
Patty đã thức trắng cho đến gần sáng, đôi mắt cô khô đi vì không còn giọt
nước nào để chảy ra, cơ thể vừa lạnh vừa nóng ran, cô hận bọn họ. Patty đã
phải mất hai năm trời để có thể quên đi việc này và ngừng ghét hai người ấy;
cô không muốn gây thù hằn với ai nữa. Thỉnh thoảng, khi nhìn mình trong
gương, cô có thể thấy được những gì mà sự thù hận đó đã gây ra trên gương
mặt cô, những nếp nhăn mà nó gây nên. Và đó cũng nói lên cuộc chiến mà
chính cô là người chiến thắng. Stanley là người đã giúp cô thành công.
Ba mẹ của anh ta đều quan tâm tới tình yêu và hôn nhân. Đương nhiên, họ
không thể tin được số phận con trai mình lại gắn liền với cuộc sống nghèo đói
và khổ cực như vậy, tuy nhiên họ luôn tự an ủi nhau rằng ‘bọn trẻ chưa làm ra
tiền, chỉ là quá nóng vội trong việc cưới hỏi thôi nên giờ phải chịu khổ.’
Nhưng thực tế, bọn họ (Donald Uris và Andrea Bertoly) cưới nhau khi chỉ
mới hai chục đầu tuổi thôi, và có vẻ như họ quên mất điều đó rồi.
Chỉ có Stanley là tin vào chính mình và tự tin trước tương lai mà thôi, anh
ta không hề quan tâm tới những gì ba mẹ mình nghĩ về ‘những đứa trẻ hay
nóng vội về tất cả mọi thứ.’ Và cuối cùng, sự tự tin đó đã hướng Stanley tới
một tương lai tốt đẹp hơn, và dập tắt đi những sự lo âu và nghi ngờ của ba mẹ
anh. Vào tháng bảy của năm 1972, với dòng mực trên tấm bằng chói lóa của
cô, Patty giành được công việc dạy cách tốc ký và tiếng Anh văn phòng ở
Traynor, một thị trấn nhỏ nằm bốn mươi dặm về phía nam của Atlanta. Khi
nghĩ về cuộc sống của mình sau khi nhận được công việc đó, cô cảm thấy…
thật lạ lùng và phi thường. Cô đã phải lập ra một danh sách gồm có bốn mươi
việc có thể làm từ các trang quảng cáo trong những tạp chí dành cho giáo
viên, rồi sau đó phải viết bốn mươi bức thư trong vòng năm đêm-tám bức
trong mỗi buổi chiều-để yêu cầu cung cấp thêm thông tin về công việc, và
một lá đơn xin việc cho mỗi bức thư.
Hai mươi hai lá thư hồi âm cho biết công việc đều đã có người làm. Ngoài
ra, những lời giải thích về các kỹ năng cần thiết trong những lá thư còn nói rõ
ra là cô không đủ khả năng để làm công việc đó; cho nên chuyện viết đơn xin
việc chỉ tổ mất thời gian thôi. Cô ta đã đọc và giải quyết xong cả chục bức
thư. Cái nào cũng giống như cái nào hết. Rồi Stanley bước vào phòng trong
lúc cô đang loay hoay với mớ lá thư và suy nghĩ liệu mình có thể viết thêm
một chục lá đơn xin việc nữa mà không hề phát điên lên hay không. Anh ta
nhìn đống thư nằm rải rác trên bàn rồi lấy tay chỉ vào lá thư được gởi từ
người quản lý các trường học ở Traynor, một lá thư mà khiến cô không thể
nào phấn khích hơn nữa.
“Đây nè,” anh ta nói.
Cô ngước mặt lên nhìn, và run rẫy trước sự chắc chắn và thẳng thắn trong
giọng nói của anh. “Anh có biết gì về bang Georgia mà em lại không biết
không?”
“Không. Anh chỉ thấy nó trên phim thôi.”
Cô nhìn anh ta, rồi nhướng lông mày.
“Cuốn Theo Chiều Gió. Vivien Leigh. Clark Gable. ‘Anh sẻ nghỉ dề nó
dào ngài mai, bởi dì ngài mai là một ngài mới.’ Nghe có giống giọng miền
Nam không hả, Patty?”
“Dạ có. Nghe rất chuẩn. Anh nói là anh không biết gì về Georgia và chưa
bao giờ tới đó, vậy tại sao anh lại-“
“Bởi vì anh nghĩ sao nói vậy.”
“Nhưng anh không thể nào biết nói như vậy được, Stanley.”
“Anh có thể, em à,” anh ta nói một cách đơn giản. “Anh biết chứ.” Tiếp
tục nhìn anh ta, cô nhận ra anh ấy không hề đùa một chút nào cả: anh ấy đang
nói thật. Và cô cảm thấy có thứ gì đó khó chịu đang ở trong người mình.
“Làm sao anh biết được?”
Hồi nãy, Stanley có cười một tí. Nhưng giờ đây nụ cười đó dần phai nhạt
đi, và trong khoảnh khắc đó, anh ấy có vẻ như đang lúng túng. Đôi mắt của
anh chợt tối sầm lại, cứ như anh ấy đang nhìn vào trong tâm tư của mình vậy,
và dò hỏi, nói chuyện với một thiết bị mà nó có thể kêu tíc tắc và canh giờ,
nhưng mà không một ai có thể hiểu được chức năng của chiếc đồng hồ trên
cổ tay của anh.
“Con rùa đó không thể giúp bọn tôi,” anh bất chợt nói. Anh ấy nói rất rõ
ràng. Cô ta nghe được. Cái nhìn sâu thăm thẳm đó-cái nhìn chứa đầy sự bất
ngờ-vẫn còn ở trên khuôn mặt anh, và nó bắt đầu khiến cho cô cảm thấy lo
sợ.
“Stanley? Anh đang nói gì thế? Stanley?”
Anh ta giật mình. Tay của anh quơ trúng dĩa đào mà cô ăn trong lúc ngồi
đọc những lá thư hồi âm. Nó rơi xuống đất và bể. Đôi mắt của anh trở lại
bình thường.
“Chết cha! Anh xin lỗi.”
“Không sao đâu. Stanley-mới nãy anh nói cái gì vậy?”
“Anh quên rồi,” anh ấy nói. “Nhưng thiết nghĩ bây giờ chúng ta nên nói về
Georgia, em yêu.”
“Nhưng mà-“
“Tin anh đi,” anh ấy nói vậy nên cô tạm tin.
Buổi phỏng vấn của cô diễn ra vô cùng tuyệt vời. Cô ấy biết tin mình
được nhận vào làm trong lúc lên xe lửa trở về thành phố New York. Người
đứng đầu của Bộ phận Kinh doanh có hứng thú với Patty, và cô ấy cũng vậy.
Lá thư xác nhận được gởi một tuần sau đó. Bộ phận của trường Traynor có
thể trả cho cô tới $9,200 và cung cấp hợp đồng thử việc.
“Mày sẽ chết vì đói đấy,” Herbert Blum bảo khi cô con gái của ông nói
rằng cô sẽ nhận làm công việc này. “Và mày sẽ trở nên hot khi mày chết đói
đấy.”
“Vớ va vớ vẩn. Đúng là tào lao bí đao,” Stanley nói khi cô kể cho anh ta
nghe những gì mà ba cô đã nói. Cô cảm thấy vô cùng tức giận, muốn khóc,
nhưng bây giờ cô lại bắt đầu cười khúc khích, rồi Stanley kéo cô vào lòng
mình.
Cho dù có khổ cực như thế nào đi chăng nữa thì họ vẫn yêu nhau đắm
đuối. Cả hai người kết hôn vào ngày mười chín, tháng tám, năm 1972. Patty
Uris, hay còn gọi là trinh nữ, lên giường. Cô cởi hết quần áo ra, và chui vào
mền trong một khách sạn nằm ở vùng the Poconos. Ngọn lửa của sự ham
muốn và dục vọng bên trong cơ thể cô trỗi dậy, và cô như một cơn bão điên
cuồng đang từ từ kéo đến. Và khi Stanley lên giường nằm cạnh cô với một cơ
thể đầy cơ bắp, không một mảnh vải che thân, và dương vật của anh cương
lên từ chùm lông mu, cô thì thầm bên tai anh: “Đừng làm em đau nhé, anh
yêu.”
“Yên tâm, anh sẽ không bao giờ làm em đau đâu,” anh ấy nói trong lúc
kéo cô vào trong vòng tay mình, và đây là lời hứa mà anh ấy giữ mãi cho đến
tận ngày hăm bảy, tháng năm, năm 1985-vào đêm anh đi tắm.
Công việc giảng dạy của cô diễn ra suôn sẻ. Stanley nhận công việc lái xe
tải cho một cửa hàng bán bánh mì, và được trả một trăm đô la mỗi tuần. Vào
tháng mười một năm ấy, khi mà trung tâm thương mại Traynor vừa được
khai trương, anh ta làm việc cho văn phòng H & R, và được nhận một trăm
năm chục đô. Như vậy tổng số tiền thu nhập hằng năm của hai vợ chồng là
$17,000-đây là số tiền đủ để trang trải cuộc sống của hai người, khi ấy mỗi
gallon xăng được bán với giá năm mươi lăm cents và một ổ bánh mì được
bán với giá thấp hơn năm cents. Vào tháng ba năm 1973, Patty Uris dẹp
thuốc ngừa thai đi.
Vào năm 1975, Stanley nghỉ việc ở văn phòng H & R và tự mở một doanh
nghiệp của riêng mình. Ba mẹ của cả hai người đều nghĩ rằng đây là một ý
tưởng điên rồ. Không phải là họ không cho Stanley kinh doanh-chỉ có Chúa
Trời mới cấm được anh ta! Mà họ chỉ nghĩ anh ấy còn quá non nớt để làm
việc đó, không những vậy, việc đó sẽ còn đặt gánh nặng về tài chính lên
Patty. (“Ít ra cho tới khi thằng chó đó làm cho con bé có bầu,” Herbert Blum
buồn bã nói với anh trai mình sau một đêm uống rượu trong nhà bếp, “sau đó
tôi sẽ phải một thân một mình nuôi đứa cháu.”) Ba mẹ hai người đều có quan
điểm chung đó là một người đàn ông khi còn trẻ tuyệt đối không được nghĩ
tới chuyện kinh doanh cho tới khi người đó đã đạt đến độ tuổi chín chắn và
trưởng thành-như bảy mươi tám tuổi chẳng hạn.
Và một lần nữa, Stanley lại tỏ ra vô cùng tự tin. Anh ta trẻ, thông minh,
sáng sủa, lại còn lịch thiệp nữa. Anh ấy đã liên lạc với Block để làm việc với
họ. Và những điều đó đều là sự thật. Nhưng có thể anh ấy đã không biết rằng
Corridor Video, một nhà tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh băng video,
sắp sửa dời tới một mảnh đất rộng cho thuê để lập nghiệp, mà cách đó dưới
mười mét là khu vực mà gia đình Uris chuyển tới ở vào năm 1979, hoặc có
thể anh ấy đã không biết rằng Corridor sẽ có mặt trong thị trường để khảo sát
ý kiến cá nhân về thị trường một năm sau khi nó được dời tới Traynor. Mà
cho dù có biết thông tin này đi chăng nữa, thì anh chắc chắn vẫn không tin
được là họ sẽ mướn một kẻ Do Thái bốn mắt đến từ phía Bắc vô làm việc-
một kẻ Do Thái hay cười toe toét, có tướng đi trông thật kỳ cục, hay mặc
quần ống loe vào những ngày nghỉ làm, và trên khuôn mặt hắn vẫn còn đầy
mụn trứng cá. Tuy nhiên họ đã nhận anh vô làm. Đã nhận. Và dường như
Stan đã biết trước điều này lâu rồi.
Việc anh làm cho CV dẫn tới việc anh được tuyển vào vị trí full-time
trong công ty-lương mỗi năm giờ là $30,000.
“Đó chỉ mới là sự khởi đầu thôi đấy,” Stanley nói với Patty trong lúc nằm
trên giường vào buổi tối hôm ấy. “Việc kinh doanh sau này sẽ cực kỳ thành
công, tiền sẽ mọc nhanh như những trái bắp. Và nếu như không có chuyện gì
xấu xảy ra trong vòng mười năm tới, công ty anh sẽ được ghi danh lên bảng
xếp hạng cùng với Kodak và Sony và RCA.”
“Vậy lúc đó anh sẽ làm gì?” cô hỏi, mặc dù đã biết câu trả lời.
“Anh sẽ nói với công ty rằng anh rất vui khi được làm việc với họ,” anh
nói, rồi cười, rồi kéo cô lại gần mình, rồi hôn cô. Vài phút sau, anh trèo lên
người cô, rồi cả hai người cùng nhau lên đỉnh-một, hai, và ba, như những tên
lửa được phóng lên bầu trời… nhưng cô vợ vẫn chưa hề mang thai.
Việc anh làm cho Corridor Video đã giúp anh gặp gỡ và tiếp xúc được
một vài quý ông quyền lực nhất và giàu có nhất ở thành phố Atlanta-và cả hai
người đều vô cùng kinh ngạc khi thấy những người đàn ông này thực sự quá
đỗi tuyệt vời. Họ nhận ra bên trong những người đàn ông này là sự bao dung,
phóng khoáng và tốt bụng mà hầu như không một ai đến từ phía Bắc có hết.
Patty có nhớ một lần Stan viết thư gởi cho ba mẹ anh: Những người đàn ông
giàu có nhất và tuyệt vời nhất ở Mỹ đều sống ở thành phố Atlanta, bang
Georgia. Con sẽ giúp cho một số người đó trở nên giàu hơn, và đáp lại, họ sẽ
cũng sẽ giúp con trở nên giàu có hơn, và sẽ không một ai có quyền sở hữu,
kiểm soát và quyết định cuộc sống của con hết, ngoại trừ Patricia, bởi vì cô
ấy
là của con, của con.
(Đoạn 1 chương 3 chưa hết nhé)
[/chitiet]
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.